ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ (TCD) CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO DO VỠ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO (AVM)

Hồng Ninh Lê 1,, Hồng Khôi Võ 2
1 Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm Doppler xuyên sọ từ đó xác định giá trị giá trị của siêu âm Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng thông động-tĩnh mạch não có biến chứng chảy máu có làm siêu âm Doppler xuyên sọ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2019 đến 07/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân AVM vỡ là 43±14,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 97,2%, tiếp theo là triệu chứng đau đầu chiếm 94,4%, có 50% bệnh nhân vào vì liệt nửa người. Vị trí chảy máu hay gặp là chảy máu thùy. Các ổ dị dạng có kích thước nhỏ và trung bình là hay vỡ nhất chiếm 97,2%. Nguồn cấp máu cho ổ dị dạng vỡ của động mạch não giữa là nhiều nhất chiếm 52,78%. Ổ dị dạng được nuôi bằng 1 đến 3 cuống nuôi (chiếm 91,67%) và có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất (chiếm 72,2%) là những ổ dễ vỡ. Tỷ lệ phát hiện được dị dạng động mạch não giữa trên siêu âm Doppler xuyên sọ là cao nhất chiếm 89,47%. Siêu âm Doppler xuyên sọ có tỷ lệ phát hiện ổ dị dạng có kích thước trung bình và lớn lần lượt là 93,75% và 100%, trong khi đó với ổ dị dạng có kích thước nhỏ thì tỷ lệ phát hiện có 40,9%. Tốc độ dòng chảy bên nuôi ổ dị dạng của động mạch não giữa có tốc độ tăng hơn bên đối diện có ý nghĩa với p<0,05. Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân AVM vỡ là từ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 63,9%; tuổi trung bình 43 ± 14,7. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Chảy máu do vỡ AVM là chảy máu thùy chiếm 85.72%. Ổ dị dạng vỡ thường là ổ có kích thước nhỏ <3cm, có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất. TCD là phương pháp hữu ích để chẩn đoán các dị dạng thông động tĩnh mạch não nó có độ nhạy cao với các AVM có kích thước trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Friedlander RM. Arteriovenous malfor- mations of the brain. N Engl J Med 2007; 356:2704-12.
2. Cognard C, Spelle L., and Pierot L. (2004), Pial arteriovenous malformations in: Intracranial vascular malformations and aneurysm, Springer. 39-92.
3. Shaligram S.S., Winkler E., Cooke D. và cộng sự. (2019). Risk factors for hemorrhage of brain arteriovenous malformation. CNS Neurosci Ther, 25(10), 1085–1095.
4. Phan Văn Đức, Lê Văn Thính, Hoàng Văn Thuận (2018), siêu âm Doppler xuyên sọ và hình ảnh chụp mạch máu não của dị dạng thông động-tĩnh mạch não.
5. Marco A.Stefani, Phillip J.Porter, et al (2002), Large and deep brain arteriovenous malformation are associated with risk of future hemorrhage, Stroke, 3. 1220.
6. Deruty R, et al (1985), Les malformations Arterio-veineuses Cerebrales, Neurochir, 31. 21-29
7. Phạm Hồng Đức, Phạm Minh Thông, Lê Văn Thính (2010), Các yếu tố cấu trúc mạch liên quan đến biểu hiện xuất huyết của dị dạng động tĩnh mạch não, Tạp chí Y học thực hành (705) - số 2, 52-55.
8. Mast H, Mohr JP, Osipov A, et al (1995) Steal is an unestablished mechanism for the clinical presentation of cerebral arteriovenous malformations, Stroke, 26. 1215–1220