ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG DƯỚI 34 TUẦN TUỔI THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: trẻ sơ sinh non tháng được chứng minh là đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng. Nguy cơ càng cao ở trẻ sinh càng non tháng và càng nhẹ cân. Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mục đích mô tả đặc điểm bệnh tật và phân tích một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh sinh non dưới 34 tuần tuổi thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca gồm 39 trẻ sơ sinh sinh non < 34 tuần tuổi thai nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức nhi - Sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ tháng 07/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: về đặc điểm chung, kết quả cho thấy đa số là trẻ nam (69,2%), hầu hết trẻ có cân nặng từ 1500-2500g (84,6%), tuổi thai từ 32 tuần đến < 34 tuần chiếm 84,6% và đa phần được sinh thường (62,2%). Kết quả khảo sát các bệnh tật chính cho thấy viêm phổi và vàng da sơ sinh rất phổ biến (lần lượt là 79,5% và 89,7%), trong khi đó tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng huyết là 17,9%. Phân tích đơn biến ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đặc điểm của mẹ và bé gồm cân nặng, tuổi thai, giới tính, phương pháp sinh, tuổi mẹ và bất thường thai kỳ so với mắc bệnh lý viêm phổi (p > 0,05). Kết quả cũng tương tự khi phân tích mối liên quan với bệnh lý nhiễm trùng huyết (p > 0,05). Về vàng da sơ sinh, kết quả ghi nhận tỷ lệ trẻ nam mắc vàng da cao hơn hẳn so với trẻ nữ (p < 0,05). Kết luận: viêm phổi và vàng da sơ sinh là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng. Không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ mắc viêm phổi và nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh non tháng dựa trên các biến số như cân nặng, tuổi thai, và giới tính; tuy nhiên, trẻ nam có tỷ lệ mắc vàng da cao hơn đáng kể trẻ nữ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trẻ sơ sinh non tháng, 34 tuần tuổi thai, bệnh tật, yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Bích Hà, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Thu Ba. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019-2020. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2020; 30:15-22.
3. Nguyễn Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Huế, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Khang Sơn. Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008-2010). Tạp chí Y học Thực hành. 2012; 810(3):7-10.
4. Phạm Hồng Loan, Trần Quang Hiền, Võ Huỳnh Trang. Đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; 30:207-215.
5. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Việt Hùng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vàng da trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Thực hành. 2013; 879(9):58-62.
6. Howson C.P., Kinney M.V., McDougall L., Lawn J.E. Born too soon: preterm birth matters. Reprod Health. 2013; 10(Suppl 1):S1.
7. Mostafa S.A., Aljeesh Y., Hamad K.A., Alnahhal M. Risk factors of hyperbilirubinemia among admitted neonates in the Gaza strip: case control study. J Public Heatlth Res. 2017; 7(2):39-45.
8. Shuai X., Li X., Wu Y. Prediction for late-onset sepsis in preterm infants based on data from East China. Front Pediatr. 2022; 10:924014.
9. Tesfie T.K., Anlay D.Z., Abie B., et al. Nomogram to predict risk of neonatal mortality among preterm neonates admitted with sepsis at University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital: risk prediction model development and validation. BMC Pregnancy Childbirth. 2024; 24(1):139.
10. Viorika E.M., Yantri E., Rusdi. The relationship between Bilirubin and Interleukin 4 levels in the jaundice preterm neonates. Int J Res Rev. 2023; 10(4):226-230.