THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH NỮ ĐÃ DẬY THÌ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Tấn Đạt1,, Nguyễn Ngọc Huyền1, Lê Trung Hiếu1, Nguyễn Thị Kiều Lan1, Nguyễn Thị Hồng Tuyến1, Trần Tú Nguyệt1, Nguyễn Thị Thanh Thảo1, Nguyễn Việt Phương1, Võ Nhật Ngân Tuyền1, Lê Thị Nhân Duyên1, Nguyễn Thành Tấn1, Nguyễn Trung Kiên1, Nguyễn Minh Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe sinh sản trên đối tượng vị thành niên là một vấn đề sức khỏe công đồng được quan tâm trên toàn thế giới. Mục tiêu  nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành đúng về sức khỏe sinh sản của học sinh nữ đã dậy thì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghin cứu mô tả cắt ngang trên 835 học sinh nữ đã dậy thì tại các trường THCS tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu cụm. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh nữ đã dậy thì có kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản là 39,8%, thực hành chung đúng là 50,4%. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản của học sinh nữ đã dậy thì với nhóm tuổi (p<0,001), Khối lớp (p<0,001); trình độ học vấn của mẹ (p=0,011), kinh tế gia đình (p=0,02). Có mối liên quan giữa thực hành đúng về sức khỏe sinh sản của học sinh nữ đã dậy thì với Khối lớp (p=0,001); trình độ học vấn của mẹ (p<0,001), kiến thức chung về sức khỏe sinh sản (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh nữ đã dậy thì thuộc các trường THCS tại thành phố Cần Thơ còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan đáng kể giữa kiến thức sức khỏe sinh sản với nhóm tuổi, khối lớp, trình độ học vấn của mẹ, và tình trạng kinh tế gia đình. Thực hành đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng liên quan mật thiết đến khối lớp, trình độ học vấn của mẹ, và kiến thức tổng quát về sức khỏe sinh sản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2020), Quyết định 3781/QĐ-BYT, ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc SKSS, SK tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025.
2. WHO (2018), Adolescent pregnancy 2018.
3. World Health Organization, WHO recommendations on adolescent sexual and reproductive and rights, ISBN 978-92-4-151460-6, 2018.
4. Vụ sức khỏe Bà mẹ trẻ em – Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (Ban hành kèm theo QĐ số 2885/WDD-BYT ngày 22/10/2022), Nhà xuất bản Lao động.
5. Dương Thị Anh Đào và cộng sự (2019), “Nghiên cứu thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT Tràng Định, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Khoa học tự nhiên, 64(3), trang 149-156. DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0018
6. Nguyễn Ngọc Nghĩa và cộng sự (2023), “Kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái”, Tạp chí Y học Việt Nam, 535(2), trang 287-291.
7. Nguyễn Bá Nam và các cộng sự (2019), “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 2019”, Tạp chí y học dự phòng, 30 (4), tr.116.
8. Lê Bích Quyên và cộng sự (2022), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường trung học phổ thông tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (54), trang 84-91. Doi: 10.58490/ctump.2022i54.362