HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ BORTEZOMIB, CYCLOPHOSPHAMIDE VÀ DEXAMETHASONE (VCD) TRÊN BỆNH NHÂN ĐA U TỦY CÓ SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN

Bảo Ngọc Lê 1,2,, Monivong Cheanh Beaupha Suzanne 1,2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đa u tủy là một bệnh lý ung thư huyết học thường gặp, gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Tổn thương thận là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh đa u tủy. Nhiều khuyến cáo trên thế giới hiện nay đã lựa chọn phác đồ VCD (bortezomib, cyclophosphamide và dexamethasone) là phác đồ ưu tiên cho bệnh nhân đa u tủy có suy giảm chức năng thận. Tại Việt Nam còn ít nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ bortezomib, cyclophosphamide và dexamethasone (VCD) trên bệnh nhân đa u tủy mới chẩn đoán có suy giảm chức năng thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện tại khoa Huyết học bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ năm 2015-2020 ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, mới được chẩn đoán đa u tủy và có tăng creatinin máu > 2 mg/dL hoặc giảm độ lọc cầu thận eGFR < 60 mL/phút/1.73m2, được điều trị bằng phác đồ bortezomib, cyclophosphamide và dexamethasone (VCD). Kết quả: Chúng tôi thu thập được 40 bệnh nhân có độ tuổi là 53,4 ± 9,5 tuổi, nam giới chiếm 77,5%, creatinin máu là 4,6 ± 3,2mg/dL. Sau hoá trị với 4 chu kỳ bằng phác đồ VCD có 77% bệnh nhân đạt đáp ứng lui bệnh một phần hoặc hơn (³ PR), trong đó đạt lui bệnh một phần rất tốt (VGPR) là 27%. Tỷ lệ đáp ứng thận nói chung đạt 85%, trong đó 57% đáp ứng hoàn toàn (CRrenal), 10% đáp ứng một phần (PRrenal) và 18% đáp ứng tối thiểu (MRrenal). Có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa đáp ứng thận và đáp ứng lui bệnh sau hoá trị với p = 0,002. Kết luận: Phác đồ VCD có hiệu quả điều trị cao trong cả đáp ứng lui bệnh và cải thiện chức năng thận trên bệnh nhân đa u tuỷ mới chẩn đoán có suy giảm chức năng thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Costa L.J. et al., "Outcomes of patients with multiple myeloma and renal impairment treated with bortezomib, cyclophosphamide, and dexamethasone without plasma exchange", Eur J Haematol, 2012, 89 (5), pp. 432-434.
2. Dimopoulos M.A. et al., "International Myeloma Working Group Recommendations for the Diagnosis and Management of Myeloma-Related Renal Impairment", Journal of Clinical Oncology, 2016, 34 (13), pp. 1544-1557.
3. Kumar S. et al., "Randomized, multicenter, phase 2 study (EVOLUTION) of combinations of bortezomib, dexamethasone, cyclophosphamide, and lenalidomide in previously untreated multiple myeloma", Blood, 2012, 119 (19), pp. 4375-4382.
4. Lum E.L. et al., "Kidney Transplantation in Patients With Active Multiple Myeloma: Case Reports", Transplantation direct, 2017, 3 (8), pp. e200-e200.
5. Rajkumar S.V. et al., "International Myeloma Working Group updated criteria for the diagnosis of multiple myeloma", Lancet Oncol, 2014, 15 (12), pp. e538-548.
6. Reeder C.B. et al., "Cyclophosphamide, bortezomib and dexamethasone induction for newly diagnosed multiple myeloma: high response rates in a phase II clinical trial", Leukemia, 2009, 23 (7), pp. 1337-1341.
7. Reule S. et al., "ESRD due to Multiple Myeloma in the United States, 2001-2010", Journal of the American Society of Nephrology: JASN, 2016, 27 (5), pp. 1487-1494.
8. Sarközi R. et al., "Bortezomib-Induced Survival Signals and Genes in Human Proximal Tubular Cells", Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics, 2008, 327 (3), pp. 645