KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CỦA CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM CÁC THÔNG SỐ ION ĐỒ TỪ NĂM 2021 ĐẾN 2023

Trần Nhật Nguyên1, Lê Thanh Tùng1, Văn Hy Triết1, Nguyễn Thị Ngọc Diễm1, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Nguyễn Tiến Huỳnh1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình tham gia ngoại kiểm các thông số ion đồ (Na+, K+, Ca++, Cl-) ở các phòng xét nghiệm (PXN) có triển khai thực hiện xét nghiệm ion đồ. Đánh giá hiệu quả triển khai chương trình ngoại kiểm ion đồ từ năm 2021 đến 2023. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu tham gia và thống kê mô tả hiệu quả thực hiện chương trình ngoại kiểm ion đồ từ năm 2021 đến năm 2023 do Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Kết quả: Số PXN tham gia ngoại kiểm thông số Ca++ năm 2021, 2022 và 2023 lần lượt là 44, 40 và 39 PXN. Từ năm 2021 đến năm 2023, số PXN tham gia ngoại kiểm các thông số Cl-, Na+, K+ tăng nhưng không ổn định qua các năm, cụ thể thông số Cl- tăng 10%, K+ tăng 7% và Na+ tăng 8%. Chất lượng của các đơn vị tham gia qua các năm có kết quả không đạt đều trên 10% ở các thông số khảo sát. Kết luận: Tỷ lệ các PXN tham gia thực hiện ngoại kiểm cho xét nghiệm ion đồ vẫn còn thấp ở các tuyến so với số lượng tổng các PXN có thực hiện xét nghiệm. Chất lượng kết quả ngoại kiểm các thông số ion đồ qua các năm vẫn còn cao và chưa có cải thiện đáng kể, cần phải được tăng cường tập huấn và đào tạo để giảm thiểu các sai sót trong quá trình thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y Tế (2013), Thông tư 01 Hướng Dẫn Thực Hiện Quản Lý Chất Lượng Xét Nghiệm Tại Cơ Sở Khám Chữa Bệnh.
2. Clinical and Laboratory Standards Institute QMS01-A4 (2011), Quality Management System: A model for Laboratory Services; Approved Guideline-Fourth Edition.
3. World Health Organization (2011), Overview of External Quality Assessment (EQA), tr. 1-8.
4. Nguyễn Văn Thắng Vũ Quang Huy, và cộng sự (2014), Đánh giá chất lượng xét nghiệm trên 86 phòng xét nghiệm tham gia chương trình ngoại kiểm (EQA) Hóa Sinh-Miễn dịch hợp tác quốc tế với Australia năm 2013 của Trung tâm kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học-Bộ y tế tại ĐHYD TP HCM, Tạp Chí Y học Tp. Hồ Chí Minh (ISSN 1859-1779), số 18(5), tr. 214-219.
5. Vũ Quang Huy, Trần Thái, Nguyễn Văn Hoàng Sơn, Lê Ngọc Minh Trân, Huỳnh Thị Diễm Phúc (2016), Khảo sát nhu cầu tham gia ngoại kiểm và đánh giá chất lượng năm 2015 tại các phòng xét nghiệm thuộc trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh., Y học Tp. Hồ Chí Minh, số 20(5), tr. 397-403.
6. Kettelhut M. M., Chiodini P. L., và Edwards H. (2003), External quality assessment schemes raise standards: evidence from the UKNEQAS parasitology subschemes, J Clin Pathol, số 56(12), tr. pp. 927 - 932.
7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 02 năm 2016. Phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025.
8. Bộ Y tế (2017), Quyết định 2429/QĐ-BYT Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.
9. The International Organization for Standardization (2022). ISO 13528:2022, Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison.
10. The International Organization for Standardization (2023), ISO 17043:2023, Conformity assessment - General requirements for the competence of proficiency testing providers.