ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HRCT LỒNG NGỰC Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI KẼ DO MỘT SỐ BỆNH MÔ LIÊN KẾT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh HRCT ngực ở bệnh nhân bệnh phổi kẽ do một số bệnh mô liên kết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân bệnh phổi kẽ do bệnh mô liên kết (CTD-ILD) điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Bệnh thường gặp ở nữ (73,1%), tuổi chủ yếu ≥ 50 (78,8%), tuổi trung bình 56,7 ± 10,3. Bệnh mô liên kết hay gặp là xơ cứng bì (42,3%) và bệnh viêm cơ vô căn (32,7%). Triệu chứng cơ năng hô hấp hay gặp là khó thở (94,2%) và ho (84,6%). Triệu chứng thực thể hô hấp hay gặp là ran nổ (90,4%). Triệu chứng ngoài hô hấp thường gặp là dày da ngón tay (50,0%) và hội chứng Raynaud (44,2%). Xét nghiệm marker viêm: nồng độ CRP trung bình 25,3 ± 37,5 mg/L, tốc độ máu lắng giờ thứ nhất trung bình 44,2 ± 31,0 mm/h. Giá trị trung bình %FVC là 62,5 ± 17,2 %SLT. Giá trị trung bình %TLC là 62,8 ± 14,0%SLT, rối loạn thông khí hạn chế chiếm 83,9%. Tổn thương trên HRCT chủ yếu là tổn thương lưới (88,5%) và kính mờ (88,5%), phân bố chủ yếu ở vùng nền phổi (96,2%) và ngoại vi (90,4%). Hình thái tổn thương trên HRCT gặp nhiều nhất là NSIP (55,8%), với 81,8% trong bệnh xơ cứng bì và 35,3% trong viêm cơ vô căn. Kết luận: CTD-ILD hay gặp ở nữ giới, tuổi trung niên. Triệu chứng hô hấp không đặc hiệu, các triệu chứng ngoài hô hấp đa dạng. Xét nghiệm cận lâm sàng biểu hiệu tình trạng viêm và rối loạn thông khí hạn chế. Hình thái tổn thương trên HRCT chủ yếu là NSIP.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Bệnh phổi kẽ; ILD; Bệnh mô liên kết; CTD
Tài liệu tham khảo
2. Wijsenbeek, M. and V. Cottin, Spectrum of Fibrotic Lung Diseases. N Engl J Med, 2020. 383(10): p. 958-968.
3. Shao, T., et al., Interstitial Lung Disease in Connective Tissue Disease: A Common Lesion With Heterogeneous Mechanisms and Treatment Considerations. Front Immunol,2021. 12:p. 684699.
4. American Thoracic Society/European Respiratory Society International Multidisciplinary Consensus Classification of the Idiopathic Interstitial Pneumonias. This joint statement of the American Thoracic Society (ATS), and the European Respiratory Society (ERS) was adopted by the ATS board of directors, June 2001 and by the ERS Executive Committee, June 2001. Am J Respir Crit Care Med, 2002. 165(2): p. 277-304.
5. Ponce, M.C., A. Sankari, and S. Sharma, Pulmonary Function Tests, in StatPearls. 2024, StatPearls Publishing
6. Alhamad, E.H., Interstitial lung diseases in Saudi Arabia: A single-center study. Ann Thorac Med, 2013. 8(1): p. 33-7.
7. Đào, P.T. and T.P. Phan, Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phổi mô kẽ liên quan đến một số bệnh của tổ chức liên kết. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 522(2): p. 102-107.
8. Hu, Y., et al., Clinical Characteristics of Connective Tissue Disease-Associated Interstitial Lung Disease in 1,044 Chinese Patients. Chest, 2016. 149(1): p. 201-8.
9. Lê, T.H., et al., Đặc điểm hình thái tổn thương phổi kẽ trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở một số bệnh hệ thống. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 129(9): p. 82-90.