ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH COVID-19 MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH Ở NGƯỜI LỚN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHUYỂN MỨC ĐỘ NẶNG

Ngô Trọng Hiếu1, Bùi Vũ Huy2,
1 Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh Covid-19 đang có xu hướng giảm mức độ nghiêm trọng. Để có dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chăm sóc người bệnh Covid-19 trong tương lai, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên 385 người bệnh, được phân loại mắc Covid-19 mức độ trung bình khi xuất viện và mức độ nặng khi chuyển tuyến trên, điều trị tại bệnh viện Đa khoa Gia lâm, năm 2021 (đợt bùng phát dịch thứ 3 và 4). Kết quả: Người bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, tập trung ở nhóm 16 – 30 tuổi (chiếm 51,4%), có nhiều ngành nghề khác nhau và ở cả người đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ người bệnh có các bệnh lý nền là 10,1%. Các biểu hiện hay gặp gợi ý nhiễm Covid-19, gồm ho (95,1%), sốt (77,4%) và đau họng (63,1%). Nguy cơ chuyển mức độ nặng ở những người có bệnh nền, sốt > 380C, AST > 40, và CRP > 10 g/L. Kết luận: Biểu hiện của bệnh Covid-19 mức độ trung bình không điển hình, các cơ sở Y tế cần có giải pháp chẩn đoán dựa trên xét nghiệm sàng lọc và đánh giá các chỉ số nguy cơ chuyển nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2021). Living guidance for clinical management of COVID-19: Living guidance, 23 November 2021 – World Health Organization (WHO).
2. Bộ Y tế (2023). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2671 /QĐ-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
3. Bộ Y Tế (2023). Về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra (covid-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. (Ban hành kèm theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT, ngày ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Bộ Trưởng Bộ Y tế).
4. Le Hong Trung, Chu Thi Nu, Tru Van Truong, Nguyen Trung Kien, Nguy Le Thuy Duong, Dang Bao Ngoc (2023). Clinical & subclinical characteristics of patients hospitalized with sars-cov-2 infection in field hospitals, vinh phuc province. Tạp Chí Y học Việt Nam, 532(2): 21-27.
5. Nguyen Ngọc Huy, Tran KM, Jong LH, et al (2024). Clinical characteristics of COVID-19 patients treated in emergency COVID-19 hospitals in Vietnam: Experience from Phutho province, Vietnam. International Journal of Medical Sciences. 21(6):1072-1078.
6. Nguyễn Tuấn Sơn, Lê Thị Nhung, Hoàng Lan,, Nguyễn Hữu Sơn, Cù Hoàng Mai Phương,...et al (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của bệnh nhân COVID-19 tại Đồng Tháp VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 38, No. 1 (2022) 90-96.
7. Hu J, Wang Y. (2021). The Clinical Characteristics and Risk Factors of Severe COVID-19. Gerontology. 67(3):255-266.
8. Nguyễn Kim Thư, Phạm Bá Hiển, Dương Quốc Bảo (2024). Một số yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại bệnh viện Đống Đa. Tạp chí nghiên cứu y học. 175 (02):11-17.
9. Phạm Minh Tuấn, Trần Văn Giang, Phạm Ngọc Thạch (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tử vong bệnh nhân covid-19 mức độ nặng, nguy kịch. Tạp chí Y học Việt nam;518 (1):124-128.
10. Wang H SB, Li X, Wang Y, Yang Z. (2022). Clinical analysis of severe COVID-19 patients. Technol Health Care. 30(S1):225-234. doi: 210.3233/THC-228021. PMID: 35124599; PMCID: PMC39028659.