DẬY THÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ TRƯỚC 11 TUỔI Ở NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dậy thì là giai đoạn chuyển từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, và ngày nay, xu hướng dậy thì sớm đặc biệt là ở các trẻ gái. Sự dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và trí tuệ của trẻ. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm 1) xác định tỷ lệ dậy thì trong số nữ sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ; và 2) điều tra một số yếu tố có liên quan đến dậy thì trước 11 tuổi ở nữ sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, với phân tích thống kê, đã thực hiện trên 971 nữ sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ vào năm 2022. Kết quả: Trong số 971 nữ sinh được nghiên cứu, tỷ lệ đã dậy thì là 86%, với tuổi dậy thì trung bình là 11,29 tuổi và tỷ lệ dậy thì trước 11 tuổi là 21,9%. Các yếu tố liên quan đến dậy thì sớm trước 11 tuổi bao gồm dân tộc khác dân tộc Kinh, và trẻ sống ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn như nơi cư trú trong thành thị, ở nhà lầu và cân nặng khi sinh trong khoảng 2500-3500 gram (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dậy thì ở nữ sinh Trung học cơ sở là 86%, với tuổi dậy thì trung bình là 11,29 tuổi và tỷ lệ dậy thì trước 11 tuổi là 21,9%. Các yếu tố như dân tộc khác dân tộc kinh, nơi cư trú trong thành thị, ở nhà lầu và cân nặng khi sinh từ 2500-3500 gram có mối liên hệ với dậy thì sớm trước 11 tuổi (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dậy thì, học sinh, nữ, 11 tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hải Hà, Mai Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Tú Anh (2019), Nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Tạp chi Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 207(14): 231-236
3. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2008), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở học sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành TP. HCM, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thu Nhạn, Cao Quốc Việt, Nguyễn Nguyệt Nga và cộng sự (1996), Nghiên cứu về tuổi dậy thì của người Việt Nam, Kết quả bước đầu nghiên cứu một sổ chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội.
5. Bùi Thị Tịnh (2012), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở nữ sinh trung học cơ sở ở tỉnh Vĩnh Long, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ông Huy Thanh, Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Tấn Đạt (2021), Nghiên cứu tình hình dậy thì và một số yếu tố liên quan đến dậy thì trước 11 tuổi ở học sinh nữ lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 43/2021
7. Nguyễn Công Thùy Trâm, Trương Thị Thanh Mai (2014), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở nữ học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(77)
8. Alan D Rogol, James N Roemmich, Pamela A Clark (2002), Growth at puberty, Journal of Adolescent Health, Volume 31, Issue 6, Pages 192-200
9. X. Deng, W. Li, Y. Luo, S. Liu, Y. Wen and Q. Liu (2017), "Association between Small Fetuses and Puberty Timing: A Systematic Review and Meta-Analysis", Int J Environ Res Public Health, 14(11)
10. Mari S. Golub và cộng sự (2008), Public Health Implications of Altered Puberty Timing, Pediatrics, volume 121, (Supplement_3): S218–S230