ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Nguyễn Đức Khánh1,, Trương Phi Hùng1,2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim cấp là tình trạng bệnh lý gây tử vong cao và gia tăng đáng kể gánh nặng điều trị cho gia đình và cộng đồng. Đánh giá các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng có ý nghĩa quan trọng để có chiến lược điều trị tích cực nhằm giảm thiểu tử vong và tái nhập viện do suy tim. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim cấp nhập viện. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu này chọn lựa những hồ sơ có chẩn đoán suy tim cấp hay đợt mất bù cấp suy tim mạn tại bệnh viện Chợ Rẫy có thời gian nằm viện từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2021. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thuốc điều trị sẽ được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án và được xử lý bằng phần mềm Stata 15.0. Kết quả: Qua khảo sát 478 hồ sơ có chẩn đoán suy tim cấp hay đợt mất bủ cấp suy tim mạn nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/2021 đến 08/2021, nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 71 tuổi, 57,7% là nam giới. Tỷ lệ suy tim cấp chẩn đoán lần đầu so với đợt mất bù cấp suy tim mạn là 33,3% / 66,7%. Tỷ lệ suy giảm chức năng thận là 69%, thiếu máu mạn là 59,2%, tăng huyết áp là 41,8%, đái tháo đường là 28,5% và rối loạn lipid máu là 21,1%. Các triệu chứng phổ biến nhất là khó thở (91,8%), mệt (70,7%), phù (32,9%) rale phổi (52,9%) và tiếng tim T3 (24,7%). Tần số tim trung bình của bệnh nhân là 98±16 nhịp/phút và phân độ NYHA III/IV chiếm ưu thế (76,6%; n = 366). Nồng độ huyết sắc tố trung bình (Hb) là 120,6 ± 23,2 g/L. Nồng độ NT-proBNP 7480,47 ± 485,62 pg/mL. Có 16,3% biểu hiện rung nhĩ. Phân suất tống máu thất trái trung bình là 42,7 ± 7,1 và 42,1% có phân suất tống máu giảm. Ba nguyên nhân suy tim thường gặp nhất là bệnh mạch vành (57,7%), bệnh tim do tăng huyết áp (21,5%) và bệnh cơ tim (14,4%). Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là không tuân thủ điều trị thuốc (19,7%), nhiễm trùng (18,4%), hội chứng vành cấp (18%) và THA không kiểm soát (11,1%). Kết luận: Nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành là nguyên nhân thường gặp nhất, các yếu tố thúc đẩy thường gặp ở bệnh nhân suy tim cấp chủ yếu là không tuân trị, nhiễm trùng và hội chứng vành cấp. Bệnh nhân suy tim cấp nhập viện có tỷ lệ bệnh đồng mắc cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gheorghiade M, Zannad F, Sopko G, et al. Acute heart failure syndromes: current state and framework for future research. Circulation. Dec 20 2005; 112(25): 3958-68. doi:10.1161/ circulationaha.105.590091
2. Ambrosy AP, Fonarow GC, Butler J, et al. The global health and economic burden of hospitalizations for heart failure: lessons learned from hospitalized heart failure registries. Journal of the American College of Cardiology. Apr 1 2014; 63(12): 1123-1133. doi:10.1016/j.jacc. 2013.11.053
3. Crespo-Leiro MG, Anker SD, Maggioni AP, et al. European Society of Cardiology Heart Failure Long-Term Registry (ESC-HF-LT): 1-year follow-up outcomes and differences across regions. European journal of heart failure. Jun 2016;18(6): 613-25. doi:10.1002/ejhf.566
4. Konstam MA, Gheorghiade M, Burnett JC, Jr., et al. Effects of oral tolvaptan in patients hospitalized for worsening heart failure: the EVEREST Outcome Trial. Jama. Mar 28 2007; 297(12): 1319-31. doi:10.1001/jama. 297.12.1319
5. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD, et al. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European heart journal. Jul 14 2016;37(27):2129-2200. doi:10. 1093/eurheartj/ehw128
6. Atherton JJ, Hayward CS, Wan Ahmad WA, et al. Patient characteristics from a regional multicenter database of acute decompensated heart failure in Asia Pacific (ADHERE International-Asia Pacific). J Card Fail. Jan 2012; 18(1): 82-8. doi:10.1016/j.cardfail.2011. 09.003
7. Yao HC, Li XY, Han QF, et al. Elevated serum soluble ST2 levels may predict the fatal outcomes in patients with chronic heart failure. International journal of cardiology. 2015;186:303-4. doi:10.1016/j.ijcard.2015.03.269
8. Gheorghiade M, Abraham WT, Albert NM, et al. Systolic blood pressure at admission, clinical characteristics, and outcomes in patients hospitalized with acute heart failure. Jama. Nov 8 2006; 296(18):2217-26. doi:10.1001/ jama.296.18.2217
9. Damasceno A, Mayosi BM, Sani M, et al. The causes, treatment, and outcome of acute heart failure in 1006 Africans from 9 countries. Arch Intern Med. Oct 8 2012;172(18):1386-94. doi:10.1001/archinternmed.2012.3310
10. Hoàng Văn Quang, Nguyễn Xuân Vinh. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị suy tim mất bù cấp. Y học Việt Nam. 2016;Chuyên đề tháng 4:58-66.