ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Trần Lương Nhân1,2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh tại Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu 118 trẻ sơ sinh được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết sơ sinh và có kết quả cấy máu dương tính tại Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2024. Kết quả: Tuổi thai trung bình là 29.9 tuần, phần lớn trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1500g, có 61% trẻ nam và 39% trẻ nữ. Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn lần lượt là 27.1% và 72.9%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là bú kém (85.6%), thở nhanh (56.8%), vàng da (55.1%), ngừng thở ≥ 15 giây (42.4%), li bì (36.4%), nhịp tim nhanh (35.6%), sốt (28%). Đặc điểm cận lâm sàng thường gặp là CRP tăng (51.7%), tiểu cầu giảm (45.8%), Glucose máu tăng (29.7%), và bạch cầu giảm (22%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram âm chiếm 75.2%, trong đó E. coli và K. pneumonia là hay gặp nhất. Vi khuẩn Gram dương chiếm 19.8% hay gặp nhất là S. aureus và Group B Streptococcus. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh chủ yếu là khởi phát muộn, hay gặp ở trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng lúc sinh rất thấp và cực thấp. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng, phần lớn căn nguyên là do vi khuẩn Gram âm gây bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Vi Thư, Phạm Thị Tâm, Võ Thị Khánh Nguyệt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của nhiễm trùng huyết sơ sinh. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2019;(19):1-7.
2. Hà Thị Hổng Ân, Trương Ngọc Phước, Trịnh Thị Hồng Của, Ông Huy Thanh. Đặc điểm của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2022;(50):210-217.
3. Hồ Thị Phương Thanh, Trần Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Cần. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Khoa Hồi sức Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online December 12, 2021: 54 - 58.
4. Đỗ Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;530(1B). 160 - 164.
5. Hà Đức Dũng, Nguyễn Thị Vân, Lê Minh Trác, Nguyễn Thị Việt Hà. Tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2020;(131(07)):93-98.
6. Newborn Mortality. Accessed March 13, 2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/levels-and-trends-in-child-mortality-report-2021
7. Fleischmann-Struzek C, Goldfarb DM, Schlattmann P, Schlapbach LJ, Reinhart K, Kissoon N. The global burden of paediatric and neonatal sepsis: a systematic review. Lancet Respir Med. 2018;6(3):223-230.
8. European Medicine Agency. Report on the Expert Meeting on Neonatal and Paediatric Sepsis, 8 June 2010. https://www.ema.europa.eu/en/ documents/report/report-expert-meeting-neonatal-and-paediatric-sepsis_en.pdf