HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH BỆNH DA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU – STRESS TẠI ĐỒNG THÁP, NĂM 2023

Huỳnh Văn Bá1, Huỳnh Văn Tùng2, Nguyễn Văn Nguyên3, Huỳnh Thị Nga3, Huỳnh Bạch Cúc4, Phạm Thị Bảo Trâm1, Huỳnh Anh Đào1, Nguyễn Huỳnh Ngân1, Trần Tố Loan5, Nguyễn Hoàng Thiên Thư6, Nguyễn Quỳnh Trúc7,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Huyện Ủy Thới Lai, thành phố Cần Thơ
3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB
4 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tp. Hồ Chí Minh
5 Viện Nghiên cứu Da thẩm mỹ Quốc tế FOB
6 Trung tâm y tế Quận 11, TPHCM
7 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Da được xem là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây hại. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động về mặt tâm lý đối với bệnh nhân mắc các bệnh về da. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bệnh da phổ biến trong cộng đồng, và các mối quan hệ giữa bệnh da chất lượng cuộc sống (DIQL) và triệu chứng rối loạn trầm cảm, lo âu, stress (DAS) của người bệnh tại tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu: thực hiện mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhân mắc bệnh da ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp năm 2023. Kết quả: nghiên cứu cho thấy có ít nhất 14 loại bệnh da được tìm thấy từ nghiên cứu. Trong đó, 05 bệnh da chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm da tiếp xúc (22,2%), viêm da cơ địa (18,5%), chàm (12,0%), ghẻ (12,0%) và nấm da (11,1%). Ảnh hưởng của bệnh da đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bình quân ở mức độ vừa (DIQL 8,5 ± 7,3). Rối loạn trầm cảm, lo âu và stress là 52,2%, 51,1% và 20,0%. Điểm bình quân trầm cảm là 8,1 (± 7,5), lo âu là 8,0 (± 7,8) và stress là 9,0 (± 7,7). Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã xác định các bệnh da có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và xác định được mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, rối loạn trầm cảm, lo âu, stress của người bệnh ở tỉnh Đồng Tháp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khưu Bạch Xuyến, Huỳnh Văn Bá. Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến bệnh da người cao tuổi tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2014. Tạp chí Y học Việt Nam. 2015(số 01/2015).
2. Huỳnh Văn Bá, Huỳnh Văn Tùng. Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1 – Báo cáo thường niên chuyên ngành da – thẩm mỹ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022. : NXB Đại học Cần Thơ; 2023.
3. Nguyễn Minh Đấu, Huỳnh Văn Bá. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Da thẩm mỹ Quốc tế FOB năm 2022 – 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023(61/2023).
4. Nirachon Chutipattana, Cua Ngoc Le, Supreecha Keawsawat. Depression, Anxiety and Stress during Covid-19 epidemic among public health students in Thailand. Trends In Sciences 2022. 2022;19(4):2577.
5. Đinh Hữu Nghị, cộng sự. Mô hình bệnh da thường gặp của bệnh nhân tại 10 tỉnh trong đợt điều tra dịch tể năm 2022 của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tạp chí Da liễu học. 2023;8/2023(số 40):5-13.
6. Nguyễn Hồ Phương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Chuyên. Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẹo mụn trứng cá. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2023; 19(2):64-8.
7. Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Thị Bảo Trâm, Phạm Thanh Thảo, Huỳnh Văn Bá. Rối loạn lo âu, trầm cảm, stress ở bệnh nhân viêm da cơ địa người lớn tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Da liễu học. 2024;Số 43(3/2024):64-70.
8. Eman Alnazly, Nadine Absy, Ibrahim Sweileh. Depression, Anxiety, Stress, Associated with Lichen Planus in Jordanian Women and the Impact on Their Quality of Life. International Journal of Women’s Health. 2023;2023:1883-92.
9. Soliman MM. Depressive, anxiety, stress, and insomnia symptoms in patients with psoriasis: a cross-sectional study. Advances in Dermatology and Allergology. 2021;38(3):510-