RỐI LOẠN NỘI TIẾT Ở TRẺ THALASSEMIA THỂ NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN

Trần Thị Thúy Minh1,, Huỳnh Phú Phong1
1 Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thalassemia là bệnh lý huyết tán di truyền phổ biến ở trẻ em. Những thập kỷ gần đây, với nỗ lực điều trị và quản lý bệnh, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể, tuy nhiên rối loạn nội tiết và biến chứng tim mạch vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ rối loạn nội tiết ở trẻ thalassemia nặng và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích tiền cứu trên 79 trẻ dưới 16 tuổi mắc thalassemia thể nặng ở Bệnh Viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ tháng 4-6/2024. Thu thập thông tin qua khám lâm sàng, xét nghiệm ferritin, T4, TSH, Hb, glucose lúc đói, XQ xương cổ tay không thuận. Kết quả: nghiên cứu 46 trẻ nam và 33 trẻ nữ, tuổi trung bình là 8,6±3,9 tuổi, đa phần là β thalassemia và β thalassemia/HbE. 13,9% đã cắt lách, suy giáp 0%, tiểu đường 5,1%, rối loạn glucose lúc đói 10,1%, chậm dậy thì 83,3%, chậm phát triển tuổi xương 62,0%, thấp còi 79,7%. Hb trung bình trước truyền máu 6,8±1,4g/dL, thời gian điều trị trung bình 7,4±3,8 năm. Thời gian điều trị trung bình cao hơn, Hb trung bình trước truyền máu thấp hơn ở nhóm tiểu đường và rối loạn glucose lúc đói (p<0,05). Kết luận: tỷ lệ rối loạn nội tiết của bệnh nhân thalassemia nặng còn cao. Cần có một chiến lược quản lý hợp lý, thải sắt tích cực, tầm soát các bệnh nội tiết ở bệnh nhân thalassemia thể nặng tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Evi Dewiyanti, A., Dian Puspita Sari, (2021), Serum ferritin levels and endocrine disorders in children with thalassemia major Paediatrica Indonesiana. p-ISSN 0030-9311; e-ISSN 2338-476X; Vol.61, No.3(2021). p.125-32; DOI: 10.14238/pi61.3.2021.125-32.
2. Lapatsanis, P., et al., (1978), Bone growth in thalassaemic children. Arch Dis Child. 53(12): p. 963-5.
3. Mahmoud, R.A., A. Khodeary, and M.S. Farhan, (2021), Detection of endocrine disorders in young children with multi-transfused thalassemia major. Ital J Pediatr. 47(1): p. 165.
4. Trần Thị Thúy Minh, (2024), Tiểu đường ở bệnh nhân thalassemia thể nặng tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Y học Việt Nam. tập 537: p. 113.
5. Saki, N., et al., (2015), Molecular Aspects of Bone Resorption in β-Thalassemia Major. Cell J. 17(2): p. 193-200.