TỔNG QUAN VỀ CÁC THANG ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN VA QUÁ PHÁT Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
VA quá phát là bệnh lý thường gặp ở trẻ em ước tính khoảng 49,70%1. Chẩn đoán VA quá phát ở trẻ em gặp nhiều khó khăn trong quá trình thăm khám do trẻ không hợp tác. Một số trường hợp phải gây mê để đánh giá tình trạng VA và xác định phương án xử trí. Nhiều tác giả đã nghiên cứu các thang điểm lâm sàng đểđánh giá mức độ VA quá phát. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 về tổng quan luận điểmcác tài liệu khoa học được xuất bản trên thế giới với mục tiêu: tổng hợp các thang điểm lâm sàng chẩn đoán VA quá phát hiện có và nhận xét kết quảcủa các thang điểm này. Kết quả đạt được: có 10 bài báo toàn văn về thang điểm lâm sàng chẩn đoán VA quá phát đạt tiêu chuẩn. Thang điểmKappa score với độ chính xác là 86,9%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là: ngủ ngáy 8/10; sau đó là thở miệng 7/10; ngừng thở khi ngủ 6/10; khó thở khi ngủ 3/10; giọng mũi kín 3/10; triệu chứng ban ngày 3/10; viêm tai giữa tái diễn 2/10; viêm mũi họng tái diễn 2/10; chảy mũi thường xuyên 2/10. 7/10 bài báo có thang điểm chiamức độ VA quá phát; 3/10 bài báo chấm điểm triệu chứng lâm sàng. 4 thang điểm có mối tương quan với XQ sọ bên p <0,05, 3thang điểm tương quan với nội soi tai mũi họng p<0,05, 3 thang điểm đánh gía độ nhạy và đặc hiệu so với nội soi mũi lần lượt là 22%-71% và 88% -100%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tổng quan luận điểm, VA quá phát, điểm triệu chứng lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Torretta S, Marchisio P, Succo G, Capaccio P, Pignataro L. Nasopharyngeal fiberendoscopy in children: a survey of current Italian pediatric otolaryngological practices. Ital J Pediatr. 2016;42:24. doi:10.1186/s13052-016-0234-y
3. Pagella F, De Amici M, Pusateri A, et al. Adenoids and clinical symptoms: Epidemiology of a cohort of 795 pediatric patients. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2015;79 (12):2137-2141. doi:10.1016/ j.ijporl.2015.09.035
4. Prestes L, Neto G, Camera M. Adenotonsillectomy effect on the life quality of children with adenotonsillar hyperplasia. Int Arch Otorhinolaryngol. 2009;13.
5. Kindermann CA, Roithmann R, Lubianca Neto JF. Sensitivity and specificity of nasal flexible fiberoptic endoscopy in the diagnosis of adenoid hypertrophy in children. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2008;72(1):63-67. doi:10.1016/ j.ijporl.2007.09.013