TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG, NGUY CƠ GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON

Nguyễn Hữu Vinh1,, Tạ Văn Trầm1, Cao Thanh Ngọc2, Nguyễn Đức Công2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: gãy xương là hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương, làm tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. Mục tiêu: khảo sát tỉ lệ loãng xương, nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi có sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại phòng khám Lão khoa và phòng khám Cơ Xương Khớp của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 220 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, có sử dụng liên tục thuốc ức chế bơm proton (PPI) ≥ 4 tuần trong vòng 6 tháng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: tỉ lệ loãng xương ở người cao tuổi có sử dụng thuốc ức chế bơm proton là 52,7%, trong đó nữ và nam giới lần lượt là 55,7% và 30,8% (p = 0,017). Tỉ lệ nguy cơ gãy xương cao ở người cao tuổi có sử dụng thuốc ức chế bơm proton là 53,2%, trong đó nữ giới và nam có tỉ lệ là 52,1% và 61,5% (p = 0,363). Kết luận: việc sử dụng kéo dài thuốc ức chế bơm proton ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ loãng xương, giảm mật độ xương và tăng gãy xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. E. Lespessailles, H. Toumi. Proton Pump Inhibitors and Bone Health: An Update Narrative Review. Int J Mol Sci. 2022;23.
2. J. W. Kim, S. Park, J. Y. Jung, et al. Prevalence and Factors of Osteoporosis and High Risk of Osteoporotic Fracture in Patients with Ankylosing Spondylitis: A Multicenter Comparative Study of Bone Mineral Density and the Fracture Risk Assessment Tool. J Clin Med. 2022;11.
3. L. Wang, M. Li, Y. Cao, et al. Proton Pump Inhibitors and the Risk for Fracture at Specific Sites: Data Mining of the FDA Adverse Event Reporting System. Sci Rep. 2017;7:5527.
4. M. H. Chung, Y. C. Chen, W. T. Wu, et al. Clinical Use of Lansoprazole and the Risk of Osteoporosis: A Nationwide Cohort Study. Int J Environ Res Public Health. 2022;19.
5. M. R. Fattahi, R. Niknam, M. Shams, et al. The Association Between Prolonged Proton Pump Inhibitors Use and Bone Mineral Density. Risk Manag Healthc Policy. 2019;12:349-355.
6. Trần Thị Thanh Tú. Khảo sát chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020.
7. Y. H. Shin, H. S. Gong, G. H. Baek. Lower Trabecular Bone Score is Associated With the Use of Proton Pump Inhibitors. J Clin Densitom. 2019;22:236-242.
8. Y. S. Chou, H. J. Jiang, C. H. Chen, et al. Proton pump inhibitor use and risk of hip fracture in patients with type 2 diabetes. Sci Rep. 2020;10:14081.