NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO KÍCH THƯỚC NHÂN TRẮC VÙNG MŨI MẶT, ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH, THẨM MỸ

Hồ Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Thanh Vân2,, Phạm Đăng Diệu1, Trần Đăng Khoa1, Lê Gia Vinh3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Y Dược Trà Vinh
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh giữa phương pháp đo nhân trắc mũi trực tiếp và gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hóa, và xác định mối tương quan giữa 2 phương pháp này. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, khảo sát sinh viên đang học tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 05/2019 đến tháng 1/2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo các kích thước nhân trắc gốc mũi trực tiếp trên sinh viên, đồng thời đo gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hóa bằng phần mềm Image J tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu khảo sát được 182 sinh viên, với 55,5% là nữ, độ tuổi dao động từ 20 – 26 tuổi. Hầu hết các kích thước đều có sự khác biệt khi đo trực tiếp và đo gián tiếp qua ảnh chuẩn hóa, trừ khoảng cách điểm gù xương – điểm giữa xương và sụn (k – r). Giữa 2 lần đo trực tiếp có mối tương quan rất mạnh (đều > 0,9) và giữa 2 phương pháp đo có mối tương quan từ trung bình cho đến rất mạnh. Phương trình hồi quy đa biến giữa 2 phương pháp đo là: Trực tiếp = 1,0048 x gián tiếp + 0,0317 với R2 = 0,96. Kết luận: Phương pháp đo trực tiếp dù mang lại kết quả sát với thực tế nhưng lại có nhiều khuyết điểm và khó triển khai trên diện rộng. Phương pháp đo gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hóa có nhiều ưu điểm và có thể khắc phục các điểm yếu của đo trực tiếp nếu hạn chế được các sai lệch có thể xảy ra trong quá trình đo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Tuấn Anh (2017) Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số đầu – mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 1-30.
2. Đinh Sỹ Mạnh (2017) Nghiên cứu một số kích thước, chỉ số nhân trắc vùng đầu mặt và hình thái tháp mũi sinh viên Y tuổi từ 18-25 trên ảnh kỹ thuật số, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 38-53.
3. Claman H, et al (1990) "Standardized portrait photography for dental patients". Am J Orthop dentofac orthop, 98, pp. 197-205.
4. Farkas L.G (1994) Anthropometry of the Head and Face, Raven press New York,
5. Farkas L.G, Bryan T, Marko K (2002) "Differences between direct (anthropometric) and indirect (cephalometric) measurements of the skull". The Journal of craniofacial surgery, 13 (1), pp. 105-188.
6. Farkas L.G, Bryan T, Marko K, et al (2003) "Relation between anthropometric and cephalometric measurements and proportions of the face of healthy young White adult men and Women". The Journal of craniofacial surgery, 14 (2), pp. 154-162.
7. Jayaratne Y.S.N, Zwahlen R.A (2014) "Application of Digital Anthropometry for Craniofacial Assessment". Craniomaxillofac Trauma Reconstruction, 7, pp. 101-107.
8. Zhang X, Hans M.G, Graham G, et al (2007) "Correlations between cephalometric and facial photographic measurements of craniofacial form". American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, 131 (1), pp. 67-71.