THỂ TÍCH TRUNG BÌNH TIỂU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN

Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,, Nguyễn Thị Hiền2, Nguyễn Lê Trà Mi1, Lê Minh Phúc1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thể tích trung bình tiểu cầu trên bệnh nhân vảy nến và mối liên quan với độ nặng của bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành trên 90 bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh năm 2022 và 45 bệnh người trong nhóm đối chứng. Kết quả: Thể tích trung bình tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân vảy nến trung bình là 9,4 ± 0,9 fL. Thể tích trung bình tiểu cầu ở nhóm người bình thường là 8,0 ± 0,9 fL. Thể tích trung bình tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ngoài ra thể tích trung bình tiểu cầu ở cả 4 phân nhóm vảy nến mảng, vảy nến mủ, viêm khớp vảy nến và vảy nến đỏ da toàn thân đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,001). Trong đó, thể tích trung bình tiểu cầu của nhóm viêm khớp vảy nến cao nhất với trung bình 9,7 ± 0,9 fL, kế đến là nhóm vảy nến đỏ da toàn thân với trung bình 9,5 ± 1,1 fL và vảy nến mảng với trung bình 9,5 ± 0,9 fL, nhóm vảy nến mủ thấp nhất với trung bình 9,0 ± 0,9 fL. Thể tích trung bình tiểu cầu có mối tương quan thuận với độ nặng PASI (r = 0,334; p = 0,015). Kết luận: Có sự tăng thể tích trung bình tiểu cầu ở bệnh nhân vảy nến nói chung và ở cả 4 phân nhóm vảy nến bao gồm vảy nến mảng, vảy nến mủ, viêm khớp vảy nến, vảy nến đỏ da toàn thân. Có mối tương quan thuận giữa thể tích trung bình tiểu cầu với chỉ số độ nặng PASI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kang S, Amagai M, Bruckner AL. Fitzpatrick’s Dermatology. Nineth Edition ed. McGraw Hill; 2019.
2. Conic RR, Damiani G, Schrom KP, et al. Psoriasis and Psoriatic Arthritis Cardiovascular Disease Endotypes Identified by Red Blood Cell Distribution Width and Mean Platelet Volume. J Clin Med. Jan 9 2020;9(1):186. doi:10.3390/ jcm9010186
3. Kim DS, Lee J, Kim SH, Kim SM, Lee MG. Mean platelet volume is elevated in patients with psoriasis vulgaris. Yonsei Med J. May 2015;56(3): 712-8. doi:10.3349/ ymj.2015.56.3.712
4. Ozkur E, Seremet S, Afsar FS, Altunay IK, Calikoglu EE. Platelet Count and Mean Platelet Volume in Psoriasis Patients. Sisli Etfal Hastan Tip Bul. 2020;54(1): 58-61. doi: 10.14744/ SEMB.2018.69370
5. Sirin MC, Korkmaz S, Erturan I, et al. Evaluation of monocyte to HDL cholesterol ratio and other inflammatory markers in patients with psoriasis. An Bras Dermatol. Sep - Oct 2020; 95(5): 575-582. doi: 10.1016/j.abd. 2020.02.008
6. Canpolat F, Akpinar H, Eskioglu F. Mean platelet volume in psoriasis and psoriatic arthritis. Clin Rheumatol. Mar 2010;29(3):325-8. doi: 10.1007/s10067-009-1323-8
7. Unal M. Platelet mass index is increased in psoriasis. A possible link between psoriasis and atherosclerosis. Arch Med Sci Atheroscler Dis. 2016;1(1): e145-e149. doi: 10.5114/amsad. 2016.64444
8. Kilic S, Resorlu H, Isik S, et al. Association between mean platelet volume and disease severity in patients with psoriasis and psoriatic arthritis. Postepy Dermatol Alergol. Apr 2017; 34(2): 126-130. doi:10.5114/ada. 2017.67076
9. Tamagawa-Mineoka R. Important roles of platelets as immune cells in the skin. J Dermatol Sci. Feb 2015;77(2): 93-101. doi:10.1016/ j.jdermsci.2014.10.003
10. Tamagawa-Mineoka R, Katoh N, Kishimoto S. Platelet activation in patients with psoriasis: increased plasma levels of platelet-derived microparticles and soluble P-selectin. J Am Acad Dermatol. Apr 2010;62(4): 621-6. doi:10.1016/ j.jaad.2009.06.053