ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC MỨC ĐỘ CỦA CHỈ SỐ SPO2/FIO2 VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ARDS

Bùi Thị Bích Liên1, Trịnh Văn Đồng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa các mức độ của chỉ số SpO2/FiO2 (S/F) và các kết cục điều trị ở bệnh nhân ARDS. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu thực hiện trên 90 bệnh nhân được chẩn đoán ARDS theo tiêu chuẩn Berlin 2012 tại khoa Hồi sức ngoại Bệnh viện Việt Đức từ 03/2023 đến 09/2023. Đánh giá mối liên quan giữa các mức độ của chỉ số SpO2/FiO2 (với SpO2 ≤ 97%) ở các thời điểm chẩn đoán, ngày thứ 3 quá trình điều trị với các kết quả điều trị bằng: tử vong 28 ngày, thời gian thở máy, số ngày nằm ICU, kết quả quá trình cai thở máy với ba mức độ: cai máy thở đơn giản, khó cai máy thở, cai máy thở kéo dài. Kết quả: Tỉ lệ tử vong chung của nghiên cứu là 30% và không có sự khác biệt đáng kể (p > 0,05) khi so sánh giữa các mức độ nặng ARDS ở thời điểm chẩn đoán. Khi phân loại lại mức độ nặng của ARDS ở ngày thứ 3 của điều trị thì tỉ lệ tử vong lần lượt là 14,9% (ARDS nhẹ); 23,5% (ARDS trung bình); 37,5% (ARDS nặng) (p < 0,05). Giá trị S/F ở các thời điểm T0-3 không có mối liên quan với kết quả cai máy thở tuy nhiên sự chênh lệch của giá trị S/F ở thời điểm T3 và T0 có khả năng tiên lượng khó cai máy thở và cai máy thở kéo dài (p < 0,05) với AUC lần lượt là 0,738 (95% CI: 59,5% - 85,7%) và 0,646 (95% CI: 48,2% - 81%). Kết luận: Chỉ số S/F sau 48h điều trị có thể giúp phân loại và tiên lượng tử vong ở BN ARDS. Sự chênh lệch giá trị S/F ở thời điểm T3 với T0 có khả năng tiên lượng khó cai máy thở và cai máy thở kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bone RC, Maunder R, Slotman G, et al. An Early Test of Survival in Patients with the Adult Respiratory Distress Syndrome: The PaO2/FIo2 Ratio and its Differential Response to Conventional Therapy. Chest. 1989;96(4):849-851. doi:10.1378/chest.96.4.849
2. Madotto F, Pham T, Bellani G, et al. Resolved versus confirmed ARDS after 24 h: insights from the LUNG SAFE study. Intensive Care Med. 2018; 44(5): 564-577. doi:10.1007/s00134-018-5152-6
3. Rice TW, Wheeler AP, Bernard GR, Hayden DL, Schoenfeld DA, Ware LB. Comparison of the Spo2/Fio2 Ratio and the Pao2/Fio2 Ratio in Patients With Acute Lung Injury or ARDS. Chest. 2007;132(2):410-417. doi:10.1378/chest.07-0617
4. Bellani G, Laffey JG, Pham T, et al. Epidemiology, Patterns of Care, and Mortality for Patients With Acute Respiratory Distress Syndrome in Intensive Care Units in 50 Countries. JAMA. 2016;315(8):788-800. doi:10.1001/ jama.2016.0291
5. Lemos-Filho LB, Mikkelsen ME, Martin GS, et al. Sex, Race, and the Development of Acute Lung Injury. Chest. 2013;143(4):901-909. doi:10.1378/chest.12-1118
6. Gorman EA, O’Kane CM, McAuley DF. Acute respiratory distress syndrome in adults: diagnosis, outcomes, long-term sequelae, and management. The Lancet. 2022;400(10358):1157-1170. doi: 10.1016/S0140-6736(22)01439-8
7. Chiu LC, Lin SW, Liu PH, et al. Reclassifying severity after 48 hours could better predict mortality in acute respiratory distress syndrome. Ther Adv Respir Dis. 2020;14: 1753466620936877. doi:10.1177/ 1753466620936877
8. Roozeman JP, Mazzinari G, Serpa Neto A, et al. Prognostication using SpO2/FiO2 in invasively ventilated ICU patients with ARDS due to COVID-19 – Insights from the PRoVENT-COVID study. J Crit Care. 2022; 68:31-37. doi:10.1016/ j.jcrc.2021.11.009