KHẢO SÁT TỶ LỆ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ NÃO NHỒI MÁU NÃO CẤP

Đỗ Đào Vũ1,, Phạm Bình Nguyên1, Trần Thị Linh2, Đỗ Đào Quang3, Nguyễn Thị Mỹ Linh2, Uông Thị Vân Anh2, Phạm Thu Thủy2, Nguyễn Thiện Nhân4, Đào Việt Phương1, Nguyễn Quang Dự5
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Phenikaa
4 Bệnh viện TTH Nghệ An
5 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa sau đột quỵ nhồi máu não cấp của bệnh nhân điều trị nội trú phục hồi chức năng (PHCN) và mô tả một số đặc điểm lâm sàng người bệnh mắc xuất huyết tiêu hóa sau đột quỵ nhồi máu não cấp (GIB- Gastrointestinal bleeding). Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 393 người bệnh chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 64.18±12.44, giới tính nam chiếm 63.1%. Thời gian người bệnh được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não đến có chỉ định PHCN là 8.24±6.13 ngày. Người bệnh có thời gian nằm viện trung bình 22.05±7.45 ngày. Tỷ lệ GIB là 7.9%. Vị trí xuất huyết thường gặp nhất là dạ dày, thực quản. Người bệnh nhóm GIB có tỷ lệ rối loạn nuốt, tỷ lệ đặt sonde dạ dày, thời gian đặt sonde dạ dày, tỷ lệ nhồi máu não toàn bộ hệ tuần hoàn não trước, nhồi máu não hệ tuần hoàn não sau cao hơn nhóm không GIB với p<0.05. Kết luận: Tỷ lệ mắc GIB ở Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai là 7.9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Johnson W, Onuma O, Owolabi M, Sachdev S. Stroke: a global response is needed. Bull World Health Organ. 2016; 94(9):634-634A. doi:10. 2471/BLT.16.181636
2. Wang J, Zhang J, Ye Y, et al. Peripheral Organ Injury After Stroke. Front Immunol. 2022; 13:901209. doi:10.3389/fimmu. 2022.901209
3. O’Donnell MJ, Kapral MK, Fang J, et al. Gastrointestinal bleeding after acute ischemic stroke. Neurology. 2008;71(9):650-655. doi:10.1212/01.wnl.0000319689.48946.25
4. Davenport RJ, Dennis MS, Warlow CP. Gastrointestinal hemorrhage after acute stroke. Stroke. 1996;27(3): 421-424. doi:10.1161/ 01.str.27.3.421
5. Ji R, Shen H, Pan Y, et al. Risk score to predict gastrointestinal bleeding after acute ischemic stroke. BMC Gastroenterol. 2014;14:130. doi:10.1186/1471-230X-14-130
6. Ogata T, Kamouchi M, Matsuo R, et al. Gastrointestinal Bleeding in Acute Ischemic Stroke: Recent Trends from the Fukuoka Stroke Registry. Cerebrovasc Dis Extra. 2014;4(2):156-164. doi:10.1159/000365245
7. Fu J. Factors affecting the occurrence of gastrointestinal bleeding in acute ischemic stroke patients. Medicine (Baltimore). 2019;98(28) :e16312. doi:10.1097/MD.0000000000016312
8. Hsu HL, Lin YH, Huang YC, et al. Gastrointestinal hemorrhage after acute ischemic stroke and its risk factors in Asians. Eur Neurol. 2009;62(4):212-218. doi:10.1159/000229018