TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH TẠI VIỆN TIM MẠCH QUỐC GIA VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trên nhóm bệnh nhân suy tim mạn tính được điều trị tại Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, từ đó tối ưu hoá chiến lược điều trị. Kết quả: Trong 108 bệnh nhân (Nam: 60.2%, Nữ: 39.8%) có độ tuổi trung bình là 62.06 ± 14.73, bệnh nhân đến từ thành thị với trình độ học vấn ở mức trung học cơ sở trở xuống chiếm 72.2%. Phần lớn đối tượng mắc bệnh từ 1 đến 3 năm chiếm 63.0%; trong đó, đối tượng có phân độ khó thở độ II theo NYHA chiếm tỷ lệ cao nhất (78.7%), phân độ tống máu bảo tồn (HFpEF ≥ 50%) chiếm đa số (75.9%). Tỷ lệ bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị suy tim chiếm tới 64.8%. Tăng huyết áp là bệnh lý đồng mắc chiếm tỷ lệ cao nhất (34.3%). Số bệnh nhân được chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng được xác định bằng thang điểm Mini Nutritional Assessment (MNA) là 78,7%. Hơn một nửa số bệnh nhân không hoạt động thể chất (51.9%). Kết luận: Độ tuổi, giới tính, thời gian phát hiện bệnh, hoạt động thể chất và chỉ số phân suất tống máu liên quan đến khả năng xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng trên bệnh nhân suy tim mạn tính (p <0.05). Trong chiến lược điều trị cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng tình trạng suy dinh dưỡng giúp giảm tiên lượng, giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim mạn tính, Suy dinh dưỡng, Thang điểm MNA.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Nguyễn Vinh và các cộng sự (2008). Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị suy tim, Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr.438-450.
3. Wawrzeńczyk A, Anaszewicz M, Wawrzeńczyk A, Budzyński J. Clinical significance of nutritional status in patients with chronic heart failure-a systematic review. Heart Fail Rev. 2019;24(5):671-700. doi:10.1007/ s10741-019-09793-2
4. Volkert D, Saeglitz C, Gueldenzoph H, Sieber CC, Stehle P. Undiagnosed malnutrition and nutrition-related problems in geriatric patients. J Nutr Health Aging. 2010;14(5):387-392. doi:10.1007/s12603-010-0085-y
5. A Wooden Hammer, S Plus Mueller, G Spinka, G Goliasch, H Arfsten, N Pavo, M Huelsmann, P Bartko, Malnutrition in patients with chronic heart failure, European Heart Journal, Volume 43, Issue Supplement_2, October 2022, ehac544.1056, https://doi.org/10.1093/ eurheartj/ehac544.1056
6. Nguyen Thi Hien, et al. (2022). Tình trạng bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại khoa Tim mạch, Bệnh viện quân đội 108 năm 2022. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15, tr 22-27
7. Pham Thu Huong, Nguyen Thi Lam, Nguyen Thi Bich Ngoc, et al. (2006), Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm số 3+4 (2006), 85-91.
8. Barbosa JS, Souza MFC, Costa JO, et al. Assessment of Malnutrition in Heart Failure and Its Relationship with Clinical Problems in Brazilian Health Services. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(16):10090. Published 2022 Aug 15. doi:10.3390/ijerph191610090
9. Mai Z, Huang Z, Lai W, Li H, Wang B, Huang S, Shi Y, Yu S, Hu Q, Liu J, Zhang L, Liu Y, Chen J, Liang Y, Zhong S and Chen S (2021) Association of Malnutrition, Left Ventricular Ejection Fraction Category, and Mortality in Patients Undergoing Coronary Angiography: A Cohort With 45,826 Patients. Front. Nutr. 8:740746. doi: 10.3389/fnut.2021.740746
10. Esteban-Fernández A, Villar-Taibo R, Alejo M, et al. Diagnosis and Management of Malnutrition in Patients with Heart Failure. J Clin Med. 2023;12(9):3320. Published 2023 May 6. doi:10.3390/jcm12093320