SO SÁNH KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MIỆNG NỐI TRONG VÀ NGOÀI KHOANG BỤNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Ung Văn Việt1,, Lê Minh Triết1, Trần Thanh Sang1, Trần Đức Huy1, Lê Trung Kiên1, Lê Trịnh Ngọc An1, Phạm Ngọc Trường Vinh1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Nghiên cứu này được thực hiện để so sánh kết quả sớm (thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, số hạch nạo vét được, tỉ lệ tai biến, biến chứng, phục hồi sau phẫu thuật…) và kết quả lâu dài (tỉ lệ tái phát, di căn xa…) giữa hai kỹ thuật thực hiện miệng nối đại tràng trong và ngoài khoang bụng trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Có 94 trường hợp phẫu thuật cắt đại tràng triệt căn điều trị ung thư từ 01/2021 đến 08/2022, chia làm hai nhóm: thực hiện miệng nối trong khoang bụng (n=45) và thực hiện miệng nối ngoài khoang bụng (n=49). Kết quả sớm về thời gian phẫu thuật, thời gian thực hiện miệng nối, lượng máu mất, số hạch nạo vét được, tỉ lệ tai biến, biến chứng, thời gian nằm viện, thời gian phục hồi nhu động ruột, kết quả lâu dài về mặt ung thư được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả: Kỹ thuật thực hiện miệng nối trong khoang bụng có thời gian trung tiện  lần đầu và thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với thực hiện miệng nối ngoài khoang bụng. Tuy thời gian thực hiện miệng nối trong khoang bụng dài hơn, không có sự khác biệt giữa hai nhóm về thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, số hạch nạo vét được, thời gian đi tiêu lần đầu, tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật, và kết quả lâu dài về mặt ung thư. Kết luận: Thực hiện miệng nối trong khoang bụng trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng an toàn, khả thi, không làm tăng tỉ lệ tai biến, biến chứng, không làm tăng thời gian phẫu thuật, có kết quả lâu dài về mặt ung thư tương đương với thực hiện miệng nối ngoài khoang bụng. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp người bệnh hồi phục sớm sau mổ thông qua việc rút ngắn thời gian trung tiện lần đầu, rút ngắn thời gian nằm viện hậu phẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Văn Cam, Lê Huy Lưu, et al. Kết quả sớm điều trị ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(1):203.
2. Milone M, Elmore U, Vignali A, et al. Recovery after intracorporeal anastomosis in laparoscopic right hemicolectomy: a systematic review and meta-analysis. Langenbeck's archives of surgery. 2018;403(1):1-10.
3. Vignali A, Bissolati M, De Nardi P, Di Palo S, Staudacher C. Extracorporeal vs. intracorporeal ileocolic stapled anastomoses in laparoscopic right colectomy: an interim analysis of a randomized clinical trial. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques. 2016;26(5):343-348.
4. Achilli P, Perry W, Grass F, et al. Completely intracorporeal anastomosis in robotic left colonic and rectal surgery: technique and 30-day outcomes. Updates in Surgery. 2021;73(6):2137-2143.
5. Allaix ME, Degiuli M, Bonino MA, et al. Intracorporeal or extracorporeal ileocolic anastomosis after laparoscopic right colectomy: a double-blinded randomized controlled trial. Annals of surgery. 2019;270(5):762-767.
6. Widmar M, Aggarwal P, Keskin M, et al. Intracorporeal anastomoses in minimally invasive right colectomies are associated with fewer incisional hernias and shorter length of stay. Diseases of the colon and rectum. 2020;63(5):685.
7. Małczak P, Wysocki M, Pisarska-Adamczyk M, Major P, Pędziwiatr M. Bowel function after laparoscopic right hemicolectomy: a randomized controlled trial comparing intracorporeal anastomosis and extracorporeal anastomosis. Surgical Endoscopy. 2022;36(7):4977-4982.