ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN E

Vũ Phương Nga1, Nguyễn Công Hựu1, Tạ Thị Diệu Ngân2,
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên gây bệnh và biến chứng của  Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 84 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị VNTMNK tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2024. Kết quả: Có 52,4% VNTMNK xảy ra trên van tự nhiên và 27,4% trên van nhân tạo. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp là sốt (90,5%), tiếng thổi tại tim (82,1%), khó thở (50%), đau ngực (44%). Có 96,4% bệnh nhân phát hiện thấy khối sùi trên siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản. Tỷ lệ cấy máu dương tính là 37 ca (44%) gồm Streptococcus (22 ca; 59,5%), Staphylococcus (10 ca; 27%), Enterococcus (4 ca; 10,8%), Enterobacter (1 ca; 2,7%). Các biến chứng trong quá trình điều trị gồm: hở van tim do sùi (72,6%), suy tim cấp (50%), đứt dây chằng van tim (26,2%), nhồi máu não (11,9%), tắc mạch chi (9,5%), xuất huyết não (6%), nhồi máu lách (6%). Tỷ lệ bệnh nhân nặng xin về là 4,8%. Kết luận: Tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, VNTMNK thường gặp trên van tim tự nhiên với căn nguyên hay gặp nhất là Streptococcus và Staphylococcus. Các biến chứng gặp với tỷ lệ cao nhất là hở van tim do sùi, suy tim cấp và tắc mạch. Xuất huyết não là biến chứng gặp với tỷ lệ thấp nhưng lại là biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng có thể cứu sống được bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rajani R, Klein JL. Infective endocarditis: A contemporary update. Clin Med (Lond). 2020; 20 (1): 31-35.
2. Iung B, Duval X. Infective endocarditis: innovations in the management of an old disease. Nat Rev Cardiol. 2019;16(10):623-635.
3. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). European Heart Journal. 2015;36(44):3075-3128.
4. Management Considerations in Infective Endocarditis: A Review | Infectious Diseases | JAMA | JAMA Network. Accessed June 13, 2024.
5. Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Minh Tuấn, Trần Bá Hiếu. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai, 2012 - 2017. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2019;(87):48-54.
6. Murdoch DR, Corey GR, Hoen B, et al. Clinical presentation, etiology, and outcome of infective endocarditis in the 21st century: the International Collaboration on Endocarditis-Prospective Cohort Study. Arch Intern Med. 2009;169(5):463-473.
7. Hoàng NN, Duy TC, Sỹ HV. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. TC Tim mạch học VN. 2019;(88):61-68.
8. Lai HĐ. Nghiên cứu đặc điểm bệnh học viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đà Nẵng trong 5 năm (2009 - 2014). TC Tim mạch học VN. 2014;(68):105-111.