CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN II, III TẠI THÁI BÌNH NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoái hoá khớp gối (THKG) là bệnh thường gặp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá CLCS của bệnh nhân THKG nguyên phát giai đoạn II, III điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán THKG nguyên phát giai đoạn II, III đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2024. Đánh giá CLCS bằng thang đo SF-36. Kết quả: Điểm CLCS trung bình là 49,0±16,5. Điểm chất lượng cuộc sống ở nhóm bệnh nhân nam cao hơn nhóm bệnh nhân nữ, ở nhóm dưới 60 tuổi cao hơn nhóm từ 60 tuổi trở lên và ở nhóm THKG giai đoạn II cao hơn giai đoạn III. Kết luận: Điểm CLCS của người bệnh THKG ở mức thấp, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và một số yếu tố về giới tính, tuổi, bệnh kèm theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hoá khớp gối, chất lượng cuộc sống, SF-36, Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
2. Deshpande B. R., J. N. Katz, D. H. Solomon, et al. (2016), "Number of Persons With Symptomatic Knee Osteoarthritis in the US: Impact of Race and Ethnicity, Age, Sex, and Obesity", Arthritis Care Res (Hoboken), 68(12), pp. 1743-1750.
3. Dhillon M. S., S. Patel and T. Bansal (2019), "Improvising PRP for use in osteoarthritis knee- upcoming trends and futuristic view", J Clin Orthop Trauma, 10(1), pp. 32-35.
4. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Jaiswal A., K. Goswami, P. Haldar, et al. (2021), "Prevalence of knee osteoarthritis, its determinants, and impact on the quality of life in elderly persons in rural Ballabgarh, Haryana", J Family Med Prim Care, 10(1), pp. 354-360.
6. Phạm Hoài Thu, Nguyễn Thị Thoa và Trần Thu Giang (2020), "Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu sau 6 tháng", Tạp chí nghiên cứu y học, 134(10), tr. 65-72.
7. Nguyễn Văn Dược, Nguyễn Thị Ngọc Yến và cộng sự (2023), "Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh thoái hoá khớp gối nguyên phát sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF", Tạp chí Y học Việt Nam, 526(5), tr. 122-128.
8. Trần Thái Hà và Bùi Trí Thuật (2021), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hoá khớp gối tại Bệnh viện đa khoa Mê Linh", Tạp chí Y học Việt Nam, 514(2), tr. 280-284.
9. Wu M., J. Si, Y. Liu, et al. (2023), "Association between composite dietary antioxidant index and hypertension: insights from NHANES", Clin Exp Hypertens, 45(1), pp. 2233712.
10. Phạm Hoài Thu (2017), Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.