MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN NHÂN ĐÔI CỦA THYROGLOBULIN VỚI TÁI PHÁT, DI CĂN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA SAU ĐIỀU TRỊ

Đặng Duy Cường1,, Chu Văn Tuynh1, Phạm Văn Thái2, Bùi Tiến Công3, Mai Hồng Sơn4, Lê Ngọc Hà4
1 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai'
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Bệnh viện trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thời gian nhân đôi của thyroglobulin huyết thanh với tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị. Phương pháp: 151 bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và điều trị I-131 tại khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện TƯQĐ 108 có tái phát, di căn từ 2018 đến 2/2024. Bệnh nhân được coi là có tái phát, di căn khi có tổn thương sau thời gian không bệnh ít nhất 6 tháng hoặc xuất hiện tổn thương mới.Tg được đo ít nhất hai lần khi ức chế TSH bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp (TSH ≤ 0,5 uIU/ml) để tính thời gian nhân đôi của TgDT trước khi xác định tổn thương tái phát/di căn. Chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, tình trạng di căn và TgDT. Kết quả: Thời gian trung bình của TgDT là 29,3 tháng. Nhóm tuổi từ 55 trở lên có TgDT thấp hơn nhóm dưới 55. Mối liên quan giữa mô bệnh học và TgDT, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TgDT ở nhóm ung thư thể nang thấp hơn nhóm ung thư thể nhú (p=0,048). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TgDT và di căn xa (p<0,001). Tiến hành phân tích dưới nhóm cũng cho thấy nhóm di căn xương có thời gian TgDT thấp hơn nhóm di căn phổi và di căn trung thất (p<0,05). Kết luận: TgDT có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Bích Nga, Bệnh lý tuyến giáp trong thực hành lâm sàng. 2022, Nhà xuất bản y học: Trường Đại học y Hà Nội.
2. Cooper, D.S., et al., Revised American Thyroid Association management guidelines for patients with thyroid nodules and differentiated thyroid cancer. Thyroid, 2009. 19(11): p. 1167-214.
3. Miyauchi, A., et al., Prognostic impact of serum thyroglobulin doubling-time under thyrotropin suppression in patients with papillary thyroid carcinoma who underwent total thyroidectomy. 2011. 21(7): p. 707-716.
4. Ahuja, A.T., et al., Ultrasound of malignant cervical lymph nodes. Cancer Imaging, 2008. 8(1): p. 48-56.
5. Ko, M.S., et al., Normal and abnormal sonographic findings at the thyroidectomy sites in postoperative patients with thyroid malignancy. AJR Am J Roentgenol, 2010. 194(6): p. 1596-609
6. Shammas, A., et al., 18F-FDG PET/CT in patients with suspected recurrent or metastatic well-differentiated thyroid cancer. J Nucl Med, 2007. 48(2): p. 221-6.
7. Atkins F.B and V.N. D, Radioiodine Whole Body Imaging. Thyroid Cancer: A Comprehensive Guide to Clinical Management. Humana Press, Totowa, NJ, 2006: p. 133–150.
8. Rössing, R.M., et al., Serum thyroglobulin doubling time in progressive thyroid cancer. 2016. 26(12): p. 1712-1718.
9. Liu Z, Chen S, Huang Y, Hu D, Zeng W, Wang M, Zhou W, Chen D, Feng H, Wei W, Zhang C, Zhou L, Guo L. Synergic effects of histology subtype, tumor size, and lymph node metastasis on distant metastasis in differentiated thyroid cancer. Ann Transl Med 2019;7(20):533.
10. Franssila KO. Is the differentiation between papillary and follicular thyroid carcinoma valid? Cancer 1973;32:853-64. [Crossref] [PubMed]