TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DẤU ẤN LIVER FATTY ACID BINDING PROTEIN ĐÁNH GIÁ SỚM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP GIAI ĐOẠN 2013 – 2023

Nguyễn Cẩm Thu1,, Nguyễn Thị Kiều Oanh1, Ngô Văn Lăng2
1 Trường Đại học Y tế Công cộng
2 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chẩn đoán truyền thống về tổn thương thận, đặc biệt là tổn thương thận cấp tính (AKI) phụ thuộc vào triệu chứng thiểu niệu và tăng nồng độ Creatinin huyết thanh, đây là dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao và thường chậm hơn so với tổn thương xảy ra ở thận. Dấu ấn Liver fatty acid binding protein (L-FABP) trong nước tiểu được đánh giá là một dấu hiệu sinh học hữu ích để phát hiện sớm tổn thương thận. Mục tiêu: Ứng dụng L-FABP trong đánh giá sớm tổn thương thận cấp. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan luận điểm được thực hiện từ các nghiên cứu, báo cáo trong giai đoạn 2013-2023 trên Thế giới và tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Các cơ sở dữ liệu y học trực tuyến, các tài liệu, công trình nghiên cứu, các luận văn, các bài báo cáo hội nghị trong và ngoài nước được sử dụng để tìm kiếm dữ liệu, phần mềm Zotero 6.0 được dùng để quản lý và trích dẫn các tài liệu đã thu thập.  Kết quả: 20 nghiên cứu và báo cáo trên Thế giới và Việt Nam đã được lựa chọn vào nghiên cứu trong đó có 18 bài báo sử dụng L-FABP đánh giá/dự đoán/tiên lượng AKI trong các bệnh lý như nhiễm khuẩn huyết ở Bệnh nhân (BN) được chăm sóc đặc biệt (ICU), bệnh suy tim cấp, suy tim mất bù, bệnh Thận-Đái tháo đường (DN), xơ gan, nhiễm trùng sơ sinh, tiên lượng hậu phẫu thuật, sau ghép tạng, sau ghép thận và có 2 bài báo là nghiên cứu phân tích tổng hợp vai trò L-FABP. Có mối liên quan thuận giữa nồng độ L-FABP trong nước tiểu với sự xuất hiện AKI ở các BN nghiên cứu. Kết luận: AKI là bệnh lâm sàng phổ biến dẫn đến suy thận và một loạt hội chứng lâm sàng. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong trên toàn Thế giới. Việc phát hiện sớm bằng L-FABP có tầm quan trọng lớn để can thiệp kịp thời và cải thiện tiên lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Acute kidney injury (AKI) | American Kidney Fund [Internet]. 2021 [cited 10 Tháng Chín 2023]. Available at: https://www. kidneyfund.org/all-about-kidneys/other-kidney-problems/acute-kidney-injury-aki
2. Slocum JL, Heung M, Pennathur S. Marking renal injury: can we move beyond serum creatinine? Transl Res J Lab Clin Med. Tháng Tư 2012;159(4):277–89.
3. Uchino S. Creatinine. Curr Opin Crit Care. Tháng Chạp 2010;16(6):562–7.
4. Xu Y, Xie Y, Shao X, Ni Z, Mou S. L-FABP: A novel biomarker of kidney disease. Clin Chim Acta. 2015;445:85–90.
5. Sato R, Suzuki Y, Takahashi G, Kojika M, Inoue Y, Endo S. A newly developed kit for the measurement of urinary liver-type fatty acid-binding protein as a biomarker for acute kidney injury in patients with critical care. J Infect Chemother. 2015;21(3):165–9.
6. Ek-Von Mentzer BA, Zhang F, Hamilton JA. Binding of 13-HODE and 15-HETE to phospholipid bilayers, albumin, and intracellular fatty acid binding proteins. implications for transmembrane and intracellular transport and for protection from lipid peroxidation. J Biol Chem. 11 Tháng Năm 2001;276(19):15575–80.
7. Schiffl H, Lang SM. Update on biomarkers of acute kidney injury: moving closer to clinical impact? Mol Diagn Ther. 1 Tháng Tám 2012;16(4):199–207.
8. Xu Y, Xie Y, Shao X, Ni Z, Mou S. L-FABP: A novel biomarker of kidney disease. Clin Chim Acta Int J Clin Chem. 20 Tháng Năm 2015;445:85–90.
9. Noiri E, Doi K, Negishi K, Tanaka T, Hamasaki Y, Fujita T, và c.s. Urinary fatty acid-binding protein 1: an early predictive biomarker of kidney injury. Am J Physiol-Ren Physiol. 2009;296(4):F669–79.