ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY: KINH NGHIỆM 10 NĂM

Lâm Văn Nút1,, Nguyễn Văn Quảng1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh trong đã được chứng minh từ nhiều năm trên thế giới đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Dù đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật bóc nội mạc hẹp động mạch cảnh, tuy nhiên, hiện có ít nghiên cứu đánh giá kết quả dài hạn của phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn, trung và dài hạn hẹp động mạch cảnh trong bằng phương pháp bóc nội mạc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên hồi cứu mô tả hàng loạt ca, từ 01/03/2012 đến 30/12/2022, tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Trong thời gian từ năm 2012 đến 2022, chúng tôi đã thực hiện 294 ca bóc nội mạc động mạch cảnh trong. Tuổi trung bình là 67,3 ( 52-91). Tỷ lệ nam/ nữ là 5,6/1.  Có 82,7% bệnh nhân có triệu chứng hẹp động mạch cảnh lúc nhập viện, 85,7% bệnh nhân hẹp nặng động mạch cảnh bên phẫu thuật trên phim chụp cắt lớp vi tính. Có 48,3% bệnh nhân được gây mê toàn thân; 23,9% bệnh nhân đặt shunt động mạch cảnh trong phẫu thuật. Bóc nội mạc động mạch cảnh bằng kỹ thuật lộn ngược nội mạc trong 218 trường hợp (74,1%), 46 trường hợp (15,6%) được bóc nội mạc và phục hồi bằng miếng vá màng tim bò, các trường hợp còn lại chiếm 10,3% được xẻ dọc mạch cảnh, khâu trực tiếp. Kết quả sớm: có 8 (2,7%) trường hợp tai biến mạch máu não (TBMMN), trong đó 3 (1%) trường hợp tử vong, nhồi máu cơ tim có 2 trường hợp (0,83%). Theo dõi từ 1 – 5 năm, tất cả các bệnh nhân diễn biến tốt hết triệu chứng lâm sàng, có 07 (2,5%) trường hợp tái hẹp. Kết luận: Phẫu thuật bóc nội mạc điều trị hẹp động mạch cảnh trong là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, có tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp. Tỷ lệ tái hẹp, tai biến mạch máu não trong thời gian theo dõi trung và dài hạn là rất thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saini V, Guada L, Yavagal DR. Global Epidemiology of Stroke and Access to Acute Ischemic Stroke Interventions. Neurology. 2021;97(20 Supplement 2):S6-S16. doi:10.1212/ wnl.0000000000012781
2. Lewis SC. General anaesthesia versus local anaesthesia for carotid surgery (GALA): a multicentre, randomised controlled trial. Lancet. 2008: 372: p.2132–42.
3. Naylor R, Rantner B, Ancetti S, et al. Editor's Choice – European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2023 Clinical Practice Guidelines on the Management of Atherosclerotic Carotid and Vertebral Artery Disease. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2023;65(1): 7-111. doi:10.1016/j.ejvs.2022.04.011
4. AbuRahma AF, Mousa AY, Stone PA. Shunting during carotid endarterectomy. Journal of vascular surgery. 2011;54(5):1502-1510.
5. Wiske C, Arhuidese I, Malas M, Patterson R. Comparing the efficacy of shunting approaches and cerebral monitoring during carotid endarterectomy using a national database. J Vasc Surg. Aug 2018;68(2):416-425. doi:10.1016/ j.jvs.2017.11.077
6. Levin SR, Farber A, Goodney PP, et al. Shunt intention during carotid endarterectomy in the early symptomatic period and perioperative stroke risk. J Vasc Surg. Oct 2020;72(4):1385-1394.e2. doi:10.1016/j.jvs.2019.11.047
7. Paraskevas KI, Robertson V, Saratzis AN, Naylor AR. Editor's Choice - An Updated Systematic Review and Meta-analysis of Outcomes Following Eversion vs. Conventional Carotid Endarterectomy in Randomised Controlled Trials and Observational Studies. Eur J Vasc Endovasc Surg. Apr 2018;55(4):465-473. doi:10.1016/j.ejvs.2017.12.025
8. Schneider JR, Helenowski IB, Jackson CR, et al. A comparison of results with eversion versus conventional carotid endarterectomy from the Vascular Quality Initiative and the Mid-America Vascular Study Group. J Vasc Surg. May 2015;61(5): 1216-22. doi:10.1016/ j.jvs.2015.01.049
9. Đỗ Kim Quế, Đào Hồng Quân. Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh: kinh nghiệm 1200 trường hợp tại một trung tâm. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 02/01 2021;30:83-89. doi:10.47972/vjcts.v30i.478