NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG SAU GHÉP GAN CỦA NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU

Nguyễn Thị Cúc1, Nguyễn Minh Hiền2, Đỗ Văn Nam3, Đào Trọng Chính3, Nguyễn Thu Trang1, Trương Anh Linh1, Trần Thị Thoa1, Ngô Đình Trung3,
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Dương
2 Bệnh viện Thanh Nhàn
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định sự biến đổi của nồng độ lactate máu và đánh giá khả năng tiên lượng tử vong trong 30 ngày sau ghép của nồng độ lactate máu ở các thời điểm trước, trong và sau ghép gan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 97 bệnh nhân ghép gan từ người hiến sống tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 02 năm 2024. Kết quả: Nồng độ lactate máu trung bình tăng dần qua các thời điểm trước ghép, trong ghép và đạt đỉnh ở thời điểm ngay sau ghép với giá trị là 6,5 ± 3,1 mmol/L. Sau đó, nồng độ lactate máu trung bình giảm dần qua các thời điểm ngày N1, N2 sau ghép và đạt giá trị thấp nhất ở thời điểm ngày N3 sau ghép là 1,6 ± 1,6 mmol/L. Ở thời điểm trong ghép và ngay sau ghép, nồng độ latate máu ở nhóm tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm sống, với p<0,05. Nồng độ lactate máu ở thời điểm trong ghép và ngay sau ghép có khả năng tiên đoán biến chứng tử vong 30 ngày sau ghép gan với diện tích dưới đường cong (AUC) lần lượt là 0,775 và 0,811, p<0,05. Kết luận: Nồng độ lactate máu tăng dần qua các thời điểm trước ghép, trong ghép và đạt đỉnh ở thời điểm ngay sau ghép. Sau đó, nồng độ lactate máu giảm dần qua các thời điểm sau ghép gan. Nồng độ lactate máu ở thời điểm trong ghép và ngay sau ghép là các chỉ số có giá trị trong tiên đoán biến chứng tử vong trong 30 ngày sau ghép gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Basile-Filho, E. A. Nicolini, M. Auxiliadora-Martins, et al. The use of perioperative serial blood lactate levels, the APACHE II and the postoperative MELD as predictors of early mortality after liver transplantation. Acta Cir Bras. 2011; 26(6): 535-40.
2. L. N. Jipa, D. Tomescu, G. Droc. The interrelation between arterial lactate levels and postoperative outcome following liver transplantation. Rom J Anaesth Intensive Care. 2014; 21(2): 106-112.
3. Mai Hồng Bàng, Lê Văn Thành, Vũ Văn Quang, et al. Kết quả bước đầu ghép gan từ người hiến sống sử dụngmảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2021; 16(4): 1-8.
4. Lê Quang Thắng, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, et al. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2016-2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 523(1): 16-21.
5. A. De Gasperi, E. Mazza, A. Corti, et al. Lactate blood levels in the perioperative period of orthotopic liver transplantation. International Journal of Clinical and Laboratory Research. 1997; 27(2): 123-128.
6. J. Fernández-Sarmiento, M. A. Wilches-Cuadros, R. Hernandez-Sarmiento, et al. Association Between Serum Lactate and Unsatisfactory Outcomes in Critically Ill Children in the Immediate Post-operative Period of Liver Transplantation. Front Pediatr. 2021; 9: 796504.
7. S. Coeckelenbergh, L. Drouard, B. Ickx, et al. Arterial Lactate Concentration at the End of Liver Transplantation is Independently Associated With One-Year Mortality. Transplant Proc. 2023; 55(1): 147-152.
8. A. M. Galli, R. Kothari, D. Adelmann, et al. Lactate concentration at the end of liver transplant: Early predictor of graft function or just one piece of the puzzle? Clin Transplant. 2023; 37(10): e15057.
9. E. R. R. Figueira, J. A. Rocha-Filho, C. Lanchotte, et al. Creatinine-lactate score predicts mortality in non-acetaminophen-induced acute liver failure in patients listed for liver transplantation. BMC Gastroenterol. 2021; 21(1): 252.