ĐẶC ĐIỂM CĂN NGUYÊN VI NẤM Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19 BỊ NHIỄM NẤM MÁU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm căn nguyên vi nấm ở bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm nấm máu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 51 bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm nấm máu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 từ tháng 1/2022 – 6/2023. Trong 51 bệnh nhân, tỷ lệ nam/nữ 3/1, tuổi trung bình 57,4±19,38, 49% có độ tuổi 60 – 80 tuổi, 23,5% có đồng mắc HIV. Mức độ COVID-19 nặng và nguy kịch chiếm tỷ lệ 68,6%. Căn nguyên do C.albicans: 29,4%, P.marneffei: 25,5%, C.tropicalis: 21,6%, các căn nguyên khác ít gặp hơn, dưới 10%. C.albicans gặp nhiều hơn các căn nguyên khác ở bệnh nhân catherter tĩnh mạch trung tâm và thở máy xâm nhập, p<0,05. P.marneffei phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc HIV với 83%, p< 0,05. C.albicans và C.tropicalis còn nhạy nhiều thuốc kháng nấm, còn C.tropicalis nhạy ít với fluconazole: 27,3%. Kết luận C.albicans, C.tropicalis và P.marneffei là các căn nguyên gây nhiễm nấm máu thường gặp trên bệnh nhân COVID-19. Các vi nấm còn nhạy nhiều thuốc kháng nấm, tuy nhiên C.tropicalis nhạy cảm ít với fluconazole.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nấm máu, căn nguyên nấm máu, COVID-19, thuốc kháng nấm máu
Tài liệu tham khảo
2. Hoenigl M. Invasive Fungal Disease Complicating Coronavirus Disease 2019: When It Rains, It Spores. Clin Infect Dis. 2020;73(7):e1645-e1648. doi:10.1093/cid/ciaa1342
3. Hương NTM. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm candida máu.
4. Cao Vân Trường (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi thở máy ở bệnh nhân COVID-19. tạp chí y học Việt Nam.
5. Nguyễn Nhị Hà (2016), Tình hình nhiễm nấm máu tại bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu Y học .
6. Cao Ngọc Nga, Nhiễm khuẩn huyết do vi nấm P. marneffei ở bệnh nhân AIDS, Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh tập 15 số 1-2011.
7. Ngô Thị Mai Khanh (2018), Tỷ lệ nhiễm và tính kháng thuốc của một số chủng candida. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam số 1(33)-2021
8. Tamo SPB. Candida Infections: Clinical Features, Diagnosis and Treatment. Infect Dis Clin Microbiol. 2020;2(2):91-102. doi:10.36519/ idcm.2020.0006