HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PREGABALIN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRỰC TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Đau sau phẫu thuật có cơ chế phức tạp gồm yếu tố bản thể phối hợp với yếu tố thần kinh. Xu hướng chung trong điều trị đau cấp sau phẫu thuật là giảm đau đa mô thức, trong đó vai trò của các thuốc giảm đau thần kinh pregabalin được quan tâm. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau của pregabalin trên đau cấp sau phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên, không mù, có nhóm chứng này được thực hiện trên 70 người bệnh phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng chương trình. Người bệnh được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: pregabalin và nhóm chứng. Nhóm pregabalin được uống một liều pregabalin 150mg trước phẫu thuật 2 giờ. Giảm đau sau phẫu thuật gồm paracetamol, nefopam và morphine tĩnh mạch do người bệnh tự kiểm soát. Lượng morphine tiêu thụ, điểm đau VAS khi nghỉ, khi vận động và các tác dụng không mong muốn trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật được ghi nhận. Kết quả: Sau phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng, lượng morphine tiêu thụ ở nhóm pregabalin thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (19,8 mg ± 2,6 mg và 22,1 mg ± 4,5 mg, p = 0,01). Không có sự khác biệt về điểm đau khi nghỉ, vận động và các tác dụng không mong muốn giữa 2 nhóm. Kết luận: Sử dụng pregabalin giúp giảm lượng morphine tiêu thụ sau phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng. Sử dụng pregabalin không giúp cải thiện điểm đau khi nghỉ cũng như khi vận động và không làm tăng các tác dụng không mong muốn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
pregabalin, phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng
Tài liệu tham khảo
2. Chou R, Gordon DB (2016), "Management of Postoperative Pain: A Clinical Practice Guideline From the American Pain Society, the American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine, and the American Society of Anesthesiologists' Committee on Regional Anesthesia, Executive Committee, and Administrative Council", The Journal of Pain, 17(2), pp. 131-157.
3. Gustafsson U, Scott M (2019), "Guidelines for perioperative care in elective colorectal surgery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS®) Society recommendations: 2018", World journal of surgery, 43(3), pp. 659-695.
4. Bockbrader HN, Wesche D(2010), "A Comparison of the Pharmacokinetics and Pharmacodynamics of Pregabalin and Gabapentin", Clinical Pharmacokinetics, 49(10), pp. 661-669.
5. Chincholkar M (2018), "Analgesic mechanisms of gabapentinoids and effects in experimental pain models: a narrative review", British Journal of Anaesthesia, 120(6), pp. 1315-1334.
6. Amiri H, Mirzaei M (2016), "Three-Agent Preemptive Analgesia, Pregabalin-Acetaminophen-Naproxen, in Laparotomy for Cancer: A Randomized Clinical Trial", Anesthesiology and pain medicine, 7(2), pp. e33269-e33269.
7. Baloyiannis I, Theodorou E (2020), "The effect of preemptive use of pregabalin on postoperative morphine consumption and analgesia levels after laparoscopic colorectal surgery: a controlled randomized trial", The International Journal of Colorectal Disease, 35(2), pp. 323-331.
8. Đặng Thanh Bình, Phạm Văn Đông (2019), "Vai trò của Pregabalin trong giảm đau đa mô thức sau phẫu thuật cột sống", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(4),tr. 71-77.
9. Nguyễn Thành Sang (2018), Vai trò của Pregabalin trong giảm đau đa mô thức sau mổ mở vùng bụng trên Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Hu J, Huang D (2018), "Effects of a single dose of preoperative pregabalin and gabapentin for acute postoperative pain: a network meta-analysis of randomized controlled trials", Journal of pain research, 11, pp. 2633-2643.