TÌNH TRẠNG NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS NGUY CƠ CAO Ở PHỤ NỮ CÓ LOẠN SẢN BIỂU MÔ VẢY CỔ TỬ CUNG ĐỘ CAO

Lê Hạ Long Hải1,2, Nguyễn Kim Đồng2, Nguyễn Khánh Huyền2, Vũ Huy Lượng1,2,
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm của Human papillomavirus (HPV) nguy cơ cao và mối liên quan giữa HPV típ 16 và 18 tới loạn sản biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 106 phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 04/2022 – 08/2023 và được làm xét nghiệm HPV nguy cơ cao, sinh thiết cổ tử cung chẩn đoán mô bệnh học. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm HPV típ nguy cơ cao trên phụ nữ có tổn thương loạn sản biểu mô vảy cổ tử cung độ cao được khảo sát là 93,4%, trong đó, 56,6% phụ nữ nhiễm ít nhất 1 trong 2 loại HPV 16 và 18, HPV 16 là típ thường gặp nhất với 47,2%. Độ tuổi, tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao có liên quan tới mức độ tổn thương biểu mô vảy (CIN 2, CIN 3). Kết luận: Tỉ lệ nhiễm HPV típ nguy cơ cao trên phụ nữ có tổn thương loạn sản biểu mô vảy cổ tử cung độ cao là 93,4%. Độ tuổi, tình trạng nhiễm HPV típ 16, 18 có liên quan tới mức độ tổn thương biểu mô vảy (CIN 2, CIN 3).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (‎2024)‎. Cervical cancer.
2. Ojha PS, Maste MM, Tubachi S, et al (2022). Human papillomavirus and cervical cancer: an insight highlighting pathogenesis and targeting strategies. Virusdisease. 2022 Jun;33(2):132-154.
3. Clifford G, Franceschi S, Diaz M, et al (2006). Chapter 3: HPV type-distribution in women with and without cervical neoplastic diseases. Vaccine. 2006;24 Suppl 3:S3/26-S3/34. doi:10.1016/j.vaccine.2006.05.026.
4. Schiffman M, Castle PE, Jeronimo J, et al (2007). Human papillomavirus and cervical cancer. Lancet. 2007. 370 (9590):890-907.
5. Karube A, Saito F, Waga M, et al (2021). Progression of cervical intraepithelial neoplasia grade 2 lesions among Japanese women harboring different genotype categories of high-risk human papillomaviruses. J Rural Med. 2021;16(2):91-97. doi:10.2185/jrm.2020-038.
6. Lê Quang Vinh, Đàm Thị Quỳnh Liên, Lưu Thị Hồng và CS (2017). Tình hình nhiễm HPV nguy cơ cao ở những phụ nữ có tổn thương tân sản nội biểu mô và ung thư cổ tử cung. Tạp chí Phụ sản 15(02), 125-29.
7. Xiao M, Xu Q, Li H, et al (2016). Prevalence of Human Papillomavirus Genotypes Among Women With High-Grade Cervical Lesions in Beijing, China. Medicine (Baltimore). 2016;95(3):e2555. doi:10.1097/MD.0000000000002555.
8. Kamolratanakul S, Pitisuttithum P (2021). Human Papillomavirus Vaccine Efficacy and Effectiveness against Cancer. Vaccines (Basel). 2021;9(12):1413. Published 2021 Nov 30. doi:10.3390/vaccines9121413.
9. National Cancer Institute (2020). ACS’s Updated Cervical Cancer Screening Guidelines Explained.