CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY

Nguyễn Quý Hợi1,, Hoàng Lan Vân2, Hoàng Trung Vinh3, Ngô Thị Phương1
1 Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
2 Viện Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Vinuni
3 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước và sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 198 người bệnh sau mổ chấn thương chỉnh hình. Nghiên cứu sử dụng bộ đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburght (PSQI) và Kết quả: Điểm trung bình PSQI của các đối tượng sau mổ tăng lên so với khi ở nhà cho thấy chất lượng giấc ngủ giảm xuống sau phẫu thuật. Nhóm tuổi càng cao thì chất lượng giấc ngủ sau mổ càng kém. Nữ giới sau mổ có chất lượng giấc ngủ kém hơn ở nam giới. Trình độ học vấn càng cao thì có chất lượng giấc ngủ càng cao. Trong các yếu tố môi trường bệnh viện như tiếng ồn, ánh sáng, sự làm phiền của nhân viên y tế dường như ít liên quan tới giảm chất lượng giấc ngủ theo như báo cáo của người bệnh; chỉ có đau là yếu tố được ghi nhận liên quan nhiều đến giảm chất lượng giấc ngủ. Kết luận: Chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau mổ ở tại viện giảm so với trước khi nhập viện để phẫu thuật. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau mổ chấn thương chỉnh hình là giới tính và trình độ học vấn. Người bệnh cho rằng đau là yếu tố liên quan nhiều đến chất lượng giấc ngủ của họ sau mổ, trong khi các yếu tố môi trường bệnh viện không được nhắc đến nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chu Thị Chi, N.V., Hoàng thị Phương và Cs,, (2020), Mô tả tình trạng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan trên người bệnh sau phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Journal of community Medicine. 60(Y học cộng đồng): p. 6.
2. Tô Minh Ngọc, N.Đ.N., Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trần Thị Xuân Lan., (2014), Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt. . Nghiên cứu y học. 6 (S18): p. 664 - 668.
3. Burger, P., et al., (2022), Sleep in hospitalized pediatric and adult patients - A systematic review and meta-analysis. Sleep Med X. 4: p. 100059.
4. Chen, H., (2023), Application progress of artificial intelligence and augmented reality in orthopaedic arthroscopy surgery. J Orthop Surg Res. 18(1): p. 775.
5. Jensen, P.S., K. Specht, and H. Mainz, (2021), Sleep quality among orthopaedic patients in Denmark - A nationwide cross-sectional study. Int J Orthop Trauma Nurs. 40: p. 100812.
6. Kim, J., et al., (2021), Changes in sleep disturbance in patients with cervical myelopathy: comparison between surgical treatment and conservative treatment. Spine J. 21(4): p. 586-597.
7. Lu, K., et al., (2019), Sleep disturbances in orthopaedic trauma patients. OTA Int. 2(4): p. e040.
8. Manning, B.T., et al., (2017), Prospective Assessment of Sleep Quality Before and After Primary Total Joint Replacement. Orthopedics. 40(4): p. e636-e640.
9. Wesselius, H.M., et al., (2018), Quality and Quantity of Sleep and Factors Associated With Sleep Disturbance in Hospitalized Patients. JAMA Intern Med. 178(9): p. 1201-1208.