KHẢO SÁT VÀ PHÁC THẢO DANH MỤC TƯƠNG TÁC ĐIỀU TRỊ CẦN CHÚ Ý TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Tương tác trong điều trị là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi đối với bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nền của bệnh nhân gồm tuổi, giới tính, đặc điểm bệnh lý và tình trạng thuốc trong kê đơn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 500 đơn thuốc thuộc tiêu chuẩn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trong thời gian từ ngày 01/11/2019 đến ngày 30/3/2020. Dữ liệu được thu thập và phân tích đơn thuốc bao gồm các đặc điểm bệnh nhân, số lượng đơn thuốc, đặc điểm bệnh lý, đặc điểm tương tác thuốc, yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc. Kết quả: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng chiếm 44,60%. Số đơn thuốc có 1 tương tác chiếm 14%, 2 tương tác chiếm 9,80%, 3 tương tác chiếm 3,60%. Độ tuổi từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ gặp tương tác gấp 2,2 lần bệnh nhân dưới 65 tuổi. Số lượng bệnh tăng làm tăng nguy cơ tương tác thuốc xuất hiện gấp 2 lần. Bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ gặp tương tác gấp 8,9 lần so với các bệnh khác, tiếp đến là các bệnh rối loạn lipid máu (5,4 lần), bệnh lý tim mạch vành (5,4 lần), tăng huyết áp (3,4 lần), bệnh hệ tiêu hóa (3,3 lần), bệnh lý về gan (3,1 lần). Trong đó, số lượng bệnh cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện tương tác nghiêm trọng gấp 1,5 lần. Kết luận: Tương tác thuốc xảy ra tương đối cao khi bệnh nhân sử dụng đồng thời nhiều thuốc. Do vậy, cần xây dựng danh mục các thuốc có tương tác đáng chú ý và có tần suất gặp cao, tăng cường vai trò, chức năng tư vấn của các dược sĩ lâm sàng đến những người bệnh có sử dụng nhiều thuốc hoặc các thuốc phối hợp một cách hợp lý, hạn chế tương tác xảy ra và đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, biến cố bất lợi.
Tài liệu tham khảo
2. Tatro D, ed (2010), Drug Interaction Facts, Facts and Comparisons. Wolters Kluwer, St Louis. MO.
3. Erdeljic V, Francetic I, Vlahovic-Palcevski V, Radosevic N, Makar- Ausperger K, Likic R (2010), “Avoiding concomitant prescription of drugs with a potential for interaction: mission impossible?”, Int J Clin Pharmacol Ther, 48(12), pp. 821-829.
4. Chatsisvili A, Sapounidis I, Pavlidou G, Zoumpouridou E, Karakousis VA, Spanakis M, Teperikidis L, Niopas I (2010), “Potential drug-drug interactions in prescriptions dispensed in community pharmacies in Greece”, Pharm World Sci, 32(2), pp. 187-193.
5. Stoll, P., & Kopittke, L. (2015). “Potential drug–drug interactions in hospitalized patients undergoing systemic chemotherapy: a prospective cohort study”. International journal of clinical pharmacy, 37(3), 475-484.
6. Võ Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Hiền (2018), “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế
7. Tavakoli-Ardakani, M., Kazemian, K., Salamzadeh, J., & Mehdizadeh, M. (2013). Potential of drug interactions among hospitalized cancer patients in a developing country. Iranian journal of pharmaceutical research: IJPR, 12 (Suppl), 175.
8. Freinstein J, Dingwei D, Wenjun Z, Freedman J, Feudtner C (2015), “Potential Drug - Drug Interactions in Infant, Child, and Adolescent Patients in Children’s Hospitals”, Pediatrics, 135(1), pp. 99-108