ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Sử dụng các phương pháp phát hiện S. aureus kháng Methicillin tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ nhằm xác định tỉ lệ MRSA và đánh giá các phương pháp phát hiện MRSA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với phòng thí nghiệm trên 81 chủng S.aureus phân lập được qua xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn thường quy tại khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, xác định đúng các vi khuẩn S.aureus từ các loại bệnh phẩm, thực hiện kháng sinh đồ và thử nghiệm sàng lọc MRSA bằng 3 kỹ thuật: đĩa oxacillin, đĩa Cefoxitin và PCR tìm mecA. Kết quả: 81 chủng S. aureus phân lập năm 2023-2024 tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đề kháng khá cao với Clindamycin (83,0%) và Erythromycin (81,8%). Tuy nhiên còn nhạy cảm cao với Linezolid (100,0%), Tygecyclin (100,0%). Đặc biệt có 4 chủng đề kháng Vancomycin (4,9%). Tỷ lệ các chủng MRSA bằng phương pháp khuếch tán trên thạch dùng đĩa Oxacillin và cefoxitin chiếm 87,5%, tuy nhiên kỹ thuật PCR xác định được 65 chủng S.aureus có mang gen mecA (80,2%) thấp hơn so với kỹ thuật đĩa Cefoxitin (87,5%). So sánh kỹ thuật xác định MRSA qua trung gian mecA với đĩa Cefoxitin thì độ chính xác: 73/81= 90,1%; Độ đặc hiệu: 8/8=100%; Độ nhạy: 65/73=89,1%. Kết luận: Sử dụng đĩa kháng sinh Cefoxitin xác định MRSA qua trung gian mecA có kết quả chính xác, kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện ở tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cefoxitin, MRSA, PCR, mecA
Tài liệu tham khảo
2. Lê Văn An, Trần Đình Bình, Ngô Viết Quỳnh Trâm và cộng sự (2020). “Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số Loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 10/2018 đến 09/2019”. Tạp chí Y học Quân sự 2020, tr. 138-147.
3. Vũ Văn Bình, Trần Đỗ Hùng (2023), “Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh và các yếu tố liên quan của Staphylococcus aureus được phân lập từ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023”. Tạp chí y học Việt Nam, 527(6), tr. 205-209.
4. Nguyễn Hoàng Uyên Phương (2017), Tình hình đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Vũ Bá Việt Phương (2020), Xác định tỷ lệ và đặc điểm kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
6. Bùi Phát Đạt, Lê Văn Chương, Ngô Quốc Đạt, Hồ Ngọc Hương, Huỳnh Minh Tuấn (2020), “Khảo sát tỉ lệ Staphylococcus aureus đề kháng Methicillin (MRSA) và hiệu quả phối hợp kháng sinh Vancomycin với Cefepime/Gentamicin trên các chủng MRSA phân lập tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 508, số 2, tr. 305-308.
7. Trần Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Văn Bá, Nguyễn Thị Thùy Trang, Lạc Thị Kim Ngân, Phạm Thanh Thảo (2020) “Đặc điểm lâm sàng và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân chốc tại Bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ năm 2020”Tạp chí Y học Việt Nam, tập 506, số 1, tr. 23-27.
8. Mai Thị Trang, Nguyễn Khắc Tiệp và Phạm Hồng Nhung (2023), “Nồng độ ức chế tối thiểu và mức độ dai dẳng kháng sinh với vancomycin của các chủng Staphylococcus aureus”. Tạp chí nghiên cứu Y học, 160 (12V2), tr. 12-16.