ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BÓC LỘN NGƯỢC NỘI MẠC ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CẢNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Đức Tín1,, Lâm Văn Nút1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật điều trị bệnh lý động mạch cảnh đã được ứng dụng từ rất lâu. Phẫu thuật động mạch cảnh nên là lựa chọn đầu tiên trên bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật thấp với nhóm có triệu chứng kèm hẹp 50 – 99%, nhóm không triệu chứng kèm hẹp từ 70 – 99% mẫu nghiên cứu [7]. Có hai phương pháp phẫu thuật gồm bóc nội mạc lộn ngược và vá miếng mạch máu nhân tạo. Theo nghiên cứu Cao P và cộng sự (2000), với cỡ mẫu 1353 trường hợp, so sánh giữa hai phương pháp phẫu thuật bóc nội mạc lộn ngược và phẫu thuật vá miếng vá mạch máu nhân tạo thì không thấy có sự khác biệt về lâu dài khi theo dõi. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở giai đoạn theo dõi của phẫu thuật bóc nội mạc lộn ngược thì thấp hơn phẫu thuật vá miếng vá mạch máu nhân tạo, lần lượt chiếm 8.1% và 9.3% mẫu nghiên cứu [6]. Tại bệnh viện Chợ Rẫy chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá kết quả lưu thông mạch máu cảnh lâu dài sau khi phẫu thuật bóc lộn ngược nội mạch động mạch cảnh. Đó chính là lý do mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 75,4 ± 18,2, nam giới chiếm đa số. Yếu tố rối loạn chuyển hoá lipid và đái tháo đường chiếm tỉ lệ lần lượt 88,9 % và 70,8%. Hầu hết các trường hợp trong nghiên cứu là có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chiếm 76,2%. Tổn thương động mạch dạng hẹp từ 70-90% đường kính lòng mạch là chủ yếu, chiếm 79,8 % mẫu nghiên cứu. Phương pháp gây tê tại chỗ chiếm 57,2%. Hầu hết là không dùng shunt trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật bóc động mạch cảnh chung phối hợp cảnh trong chiếm tỉ lệ cao, chiếm 89,5%. Thời gian kẹp động mạch cảnh khoảng 18,5 phút và thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 54 phút. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 97,9%, tỉ lệ tử vong trong 30 ngày chiếm 2,7%. Ở giai đoạn theo dõi, tỉ lệ lưu thông mạch máu thì đầu chiếm 85,1% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Phẫu thuật bóc nội mạc lôn ngược động mạch cảnh có tỉ lệ thành công về kỹ thuật cao, ít biến chứng và tỉ lệ lưu thông mạch máu thì đầu cao ở giai đoạn theo dõi. Do đó, phương pháp này đem lại hiệu quả, an toàn và ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Que, D. K. ., Long, L. P. ., & Hung, P. P. . (2020). Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh kinh nghiệm 500 trường hợp. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 12, 31-36. https://doi.org/10.47972/vjcts.v12i.298
2. Quảng, N. V. ., Bảo, D. Đinh ., & Ánh, P. M. . (2020). Điều trị ngoại khoa hẹp động mạch cảnh ngoài sọ bằng kỹ thuật lột ngược nội mạc với gây tê tại chỗ. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 21, 53-57. https://doi.org/10. 47972/vjcts.v21i.63
3. Randomised trial of endarterectomy for recently symptomatic carotid stenosis: final results of the MRC European Carotid Surgery Trial (ECST).Lancet.1998;351:1379-1387.
4. Barnett HJ, Taylor DW, Eliasziw M, Fox AJ, Ferguson GG, Haynes RB, et al. Benefit of carotid endarterectomy in patients with symptomatic moderate or severe stenosis. North American Symptomatic Carotid End- arterectomy Trial collaborators. N Engl J Med. 1998;339:1415–1425.
5. Cinà CS, Clase CM, Haynes BR. (1999). Refining the indications for carotid endarterectomy in patients with symptomatic carotid stenosis: A systemic review. J Vasc Surg 30:606-18.
6. Cao P, Giordano G, De Rango P, Zannetti S, Chiesa R, Coppi G, Palombo D, Peinetti F, Spartera C, Stancanelli V, Vecchiati E. Eversion versus conventional carotid endarterectomy: late results of a prospective multicenter randomized trial. J Vasc Surg. 2000 Jan;31(1 Pt 1):19-30
7. AbuRahma AF, Avgerinos ED, Chang RW, Darling RC 3rd, Duncan AA, Forbes TL, Malas MB, Murad MH, Perler BA, Powell RJ, Rockman CB, Zhou W. Society for Vascular Surgery clinical practice guidelines for management of extracranial cerebrovascular disease. J Vasc Surg. 2022 Jan;75(1S):4S-22S. doi: 10.1016/j.jvs.2021.04.073. Epub 2021 Jun 19. PMID: 34153348.
8. Demirel S, Attigah N, Bruijnen H, Ringleb P, Eckstein HH, Fraedrich G, Böckler D; SPACE Investigators. Multicenter experience on eversion versus conventional carotid endarterectomy in symptomatic carotid artery stenosis: observations from the Stent-Protected Angioplasty Versus Carotid Endarterectomy (SPACE-1) trial. Stroke. 2012 Jul;43(7): 1865-71. doi: 10.1161 /STROKEAHA. 111.640102. Epub 2012 Apr 10. PMID: 22496334.
9. Bertoletti G, Varroni A, Misuraca M, Massucci M, Pacelli A, et al (2013) Carotid Artery Diameters, Carotid Endarterectomy Techniques and Restenosis. J Vasc Med Surg 1: 114