ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG – MÔ BỆNH HỌC CỦA CARCINÔM TẾ BÀO GAN LOẠI VIÊM GAN THOÁI HÓA MỠ

Nguyễn Đức Duy1, Đặng Minh Xuân1, Đoàn Thị Phương Thảo1, Lưu Thị Thu Thảo2, Hồ Quốc Chương3, Hoàng Anh Vũ3, Ngô Thị Tuyết Hạnh2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ của carcinôm tế bào gan phân nhóm viêm gan thoái hóa mỡ (SH-HCC) trên bệnh nhân Việt Nam và vai trò của phân nhóm này trong tiên lượng tái phát sớm, khi so sánh với carcinôm tế bào gan dạng truyền thống (C-HCC). Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Từ 108 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan do HCC tại bệnh viện Đại học Y Dược năm 2018, các trường hợp được chẩn đoán là SH-HCC và C-HCC được lựa chọn. Chúng tôi so sánh các đặc điểm lâm sàng, đặc điểm mô bệnh học của mô gan u và mô gan nền, biểu hiện CK19, tình trạng đột biến vùng promoter của TERT và so sánh tỷ lệ tái phát sớm giữa 2 nhóm SH-HCC và C-HCC. Kết quả: SH-HCC chiếm 15.7% trong tất cả các phân nhóm HCC. SH-HCC có xu hướng có hoại tử u và xâm nhập mạch ít hơn và mô gan nền có mức độ thoái hóa mỡ cao hơn nhóm C-HCC. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát u sớm giữa 2 nhóm, tuy nhiên, các u thuộc SH-HCC với tình trạng u xâm nhập mach máu sẽ có tỷ lệ tái phát sớm cao hơn đáng kể nhóm C-HCC. Kết luận: SH-HCC là loại phân nhóm thường gặp thứ 2 trong tất cả trường hợp HCC với tỷ lệ 15,7%. Nguy cơ tái phát sớm giữa phân nhóm SH–HCC và C–HCC là không khác biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Calderaro J., Couchy G., et al. (2017). "Histological subtypes of hepatocellular carcinoma are related to gene mutations and molecular tumour classification". J Hepatol. 67 (4), pp. 727-738.
2. Chan A. W., Yu S., et al. (2016). "Steatotic hepatocellular carcinoma: a variant associated with metabolic factors and late tumour relapse". Histopathology. 69 (6), pp. 971-984.
3. Lokuhetty Dilani, White Valerie A., et al. (2019). "Digestive system tumours". International Agency for Research on Cancer Lyon Lyon, pp. xi, 635 pages : color illustrations ; 27 cm.
4. Salomao M., Remotti H., et al. (2012). "The steatohepatitic variant of hepatocellular carcinoma and its association with underlying steatohepatitis". Hum Pathol. 43 (5), pp. 737-46.
5. Salomao M., Yu W. M., et al. (2010). "Steatohepatitic hepatocellular carcinoma (SH-HCC): a distinctive histological variant of HCC in hepatitis C virus-related cirrhosis with associated NAFLD /NASH". Am J Surg Pathol. 34 (11), pp. 1630-6.
6. Shin S. H., Park J. Y., et al. (2023). "Histological subtypes of hepatocellular carcinoma: Their clinical and prognostic significance". Ann Diagn Pathol. 64, pp. 152134.
7. Shibahara Junji, Ando Sumiyo, et al. (2014). "Hepatocellular carcinoma with steatohepatitic features: a clinicopathological study of Japanese patients". Histopathology. 64 (7), pp. 951-962.
8. Sun Li-Yang, Wang Nan-Ya, et al. (2023). "Comparison between models for detecting hepatocellular carcinoma in patients with chronic liver diseases of various etiologies: ASAP score versus GALAD score". Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International. pp.
9. Sweed Dina, Sweed Enas, et al. (2022). "The clinicopathological and prognostic factors of hepatocellular carcinoma: a 10-year tertiary center experience in Egypt". World Journal of Surgical Oncology. 20 (1), pp. 298.
10. Torbenson Michael S. and Yeh Mathew M. %J Hepatoma Research (2021). "Steatohepatitic hepatocellular carcinoma". 7, pp.