TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2022

Lê Hạ Long Hải1,2, Nguyễn Văn An3,
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus gây nhiễm khuẩn vết thương tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định kiểu hình kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus phân lập từ dịch vết thương của người bệnh tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2022. Kết quả: Tổng số 195 tác nhân gây bệnh phân lập được từ dịch vết thương trong năm 2022, trong đó có 60 (30,8%) là các vi khuẩn Staphylococcus aureus. Kết quả nghiên cứu cho thấy S. aureus kháng cao đối với erythromycin và clindamycin (81,7%), tiếp theo là cefoxitin (80,0%) và tetracycline (71,7%). Ngược lại, một số kháng sinh có tỷ lệ kháng thấp hơn như trimethoprim/ sulfamethoxazole (20,0%), gentamicin (16,7%), levofloxacin, ciprofloxacin và moxifloxacin (15,0%), và rifampin (1,7%). Các kháng sinh như tigecycline, vancomycin, teicoplanin, linezolid, quinupristin-dalfopristin và nitrofurantoin cho thấy sự nhạy cảm hoàn toàn với các chủng vi khuẩn S. aureus. Trong số các chủng S. aureus phân lập được có đến 80% là các chủng S. aureus kháng methicillin (MRSA), phân bố chủ yếu ở các khoa ngoại (60,4%) và người bệnh thuộc nhóm tuổi 41 đến 65 (45,0%). Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh các chủng S. aureus, đặc biệt là MRSA đang ở mức cao báo động. S. aureus kháng cao nhất các loại kháng sinh như erythromycin, clindamycin, cefoxitin và tetracycline. Đây là lời kêu gọi hành động cho các chuyên gia y tế, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác, yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ để bảo vệ hiệu quả của kháng sinh và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Ngân Hà, Hồ Viết Thế. Khảo sát nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương và đánh giá khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus tại bệnh viện quân y 175.
2. CLSI (2022) Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing 32nd ed. CLSI supplement M100.
3. Akpaka PE, Kissoon S, Swanston WH, Monteil M (2006) Prevalence and antimicrobial susceptibility pattern of methicillin resistant Staphylococcus aureus isolates from Trinidad & Tobago. Ann Clin Microbiol Antimicrob.5:16.
4. Almuhayawi MS, Alruhaili MH, Gattan HS, Alharbi MT, Nagshabandi M, Al Jaouni S, et al. (2023) Staphylococcus aureus Induced Wound Infections Which Antimicrobial Resistance, Methicillin- and Vancomycin-Resistant: Assessment of Emergence and Cross Sectional Study. Infect Drug Resist.16:5335-46.
5. Amy L. Leber (2016) Clinical Microbiology Procedures Handbook, : ASM Press.
6. Francois P, Pittet D, Bento M, Pepey B, Vaudaux P, Lew D, et al. (2003) Rapid detection of methicillin-resistant Staphylococcus aureus directly from sterile or nonsterile clinical samples by a new molecular assay. J Clin Microbiol.41(1):254-60.
7. Kaur H, Purwar S, Saini A, Kaur H, Karadesai SG, Kholkute SD, et al., editors. Status of Methicillin Resistant Staphylococcus aureus Infections and Evaluation of PVL Producing Strains in Belgaum , South India.
8. Simor AE, Ofner-Agostini M, Bryce E, Green K, McGeer A, Mulvey M, et al. (2001) The evolution of methicillin-resistant Staphylococcus aureus in Canadian hospitals: 5 years of national surveillance. Cmaj.165(1):21-6.