CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Thị Thìn1,, Đinh Ngọc Sơn1,2, Nguyễn Lê Bảo Tiến1,3, Đào Thị Phượng4, Nguyễn Văn Đại5
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
4 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
5 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái lo âu của bệnh nhân trước khi phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 234 bệnh nhân, sử dụng Bộ thang đo lo âu và trầm cảm bệnh viện (HADS-A) để đánh giá mức độ lo âu. Kết quả: Điểm trung bình lo âu theo thang điểm HADS-A là 7,41±3,55 điểm; 50,9% bệnh nhân có biểu hiện lo âu. Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật hơn 1 năm có khả năng trải qua lo âu cao hơn người bệnh được điều trị nội khoa dưới 1 năm với OR= 1,93 (95%CI: 1,10-3,38). Bệnh nhân không mắc bệnh kèm theo có khả năng trải qua lo âu ít hơn so với bệnh nhân mắc bệnh kèm theo với OR= 0,55 (95%CI: 0,32-0,93). Không phát hiện mối liên hệ giữa tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lần trải qua phẫu thuật trước đó, thời gian chờ đợi trước phẫu thuật và trạng thái lo âu của bệnh nhân. Kết luận: Thay đổi phương pháp tiếp cận và hỗ trợ tâm lý xã hội cho những bệnh nhân có nguy cơ lo âu có thể giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình phẫu thuật, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình phẫu thuật và điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Constitution of the World Health Organization. Geneva, 2006.
2. Mental disorders. Accessed October 14, 2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-disorders.
3. Henok Mulugeta, Mulatu Ayana,Mezinew Sintayehu, Getenet Dessie, Tesfu Zewdu (2018), Preoperative anxiety and associated factors among adult surgical patients in Debre Markos and Felege Hiwot referral hospitals, Northwest Ethiopia, BMC Anesthesiology, 18(1): 155
4. Reyes-Gilabert E., Luque-Romero L. G., Bejarano-Avila G., et al. (2017), Assessment of pre and postoperative anxiety in patients undergoing ambulatory oral surgery in primary care, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 22 (6): 716-722.
5. Wetsch W. A., Pircher I., Lederer W., et al. (2009), Preoperative stress and anxiety in day-care patients and inpatients undergoing fast-track surgery, Br J Anaesth, 103(2): 199-205.
6. Nguyễn Thị Hường (2016), Nhận xét sự lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật bệnh lý cột sống tại BV Việt Đức Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Hoàng Viết Thái (2021), Đánh giá tình trạng lo âu trước phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của người bệnh gãy xương chi tại khoa chấn thương Bệnh viện Trung ương Thái nguyên, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Homzová Pavlína, Zelenikova Renata (2015), Measuring preoperative anxiety in patients undergoing elective surgery in Czech Republic, Central European Journal of Nursing and Midwifery. 6, 321-326.
9. Jafar MF, Khan F A (2009), Frequency of preoperative anxiety in Pakistani surgical patients, J Pak Med Assoc. 59(6), 359-63.
10. Võ Thị Yến Nhi (2017), Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.