BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH: UỐN VÁN RỐN SƠ SINH ĐIỀU TRỊ THEO KINH NGHIỆM TỪ NĂM 2016 ĐẾN 2022 TẠI TRUNG TÂM SƠ SINH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh uốn ván gây ra bởi độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani, trực khuẩn Gram dương kị khí tạo ra ngoại độc tố tác động lên thần kinh trung ương gây co cứng cơ và co thắt điển hình. Yếu tố nguy cơ bao gồm: cắt rốn bằng dụng cụ không vô trùng, sử dụng các phương thức cổ truyền không tiệt trùng chân rốn, bàn tay người đỡ đẻ không sạch, bề mặt dụng cụ bị nhiễm bẩn, mẹ không tiêm phòng uốn ván khi mang thai. Các yếu tố tiên lượng nặng: thời gian ủ bệnh <5-7 ngày, thời gian khởi phát bệnh < 6-10 ngày, cân nặng < 2500g. Từ năm 2016-2022 có 10 trẻ được chẩn đoán uốn ván rốn nặng được điều trị tại trung tâm sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương điều trị theo kinh nghiệm với tỉ lệ tử vong vẫn còn cao khoảng 40%, thời gian kiểm soát cơn giật trung bình 24 ngày, thời gian thở máy xâm nhập trên 2 tuần và thời gian nằm viện kéo dài 40 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
uốn ván rốn sơ sinh,Clostridium tetani, ngoại độc tố thần kinh, yếu tố nguy cơ, yếu tố tiên lượng, tỉ lệ tử vong.
Tài liệu tham khảo
2. Ht T, In L, Pt Q, et al. Neonatal Tetanus in Vietnam: Comprehensive Intensive Care Support Improves Mortality: Table 1. Journal of the Pediatric Infectious Diseases Society. 2016;5:227-230.
3. Lam PK, Trieu HT, Lubis IND, et al. Prognosis of neonatal tetanus in the modern management era: an observational study in 107 Vietnamese infants. International Journal of Infectious Diseases. 2015;33:7-11.
4. Dhir SK, Dewan P, Gupta P. Maternal and Neonatal Tetanus Elimination: Where are We Now? RRTM. 2021;12:247-261.
5. Ủy Ban Dân Tộc, UN Women, Các Khuyến Nghị Chính Sách Nhằm Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Trong Các Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam. 2016; 3-15.
6. Rhinesmith E, Fu L. Tetanus Disease, Treatment, Management. Pediatr Rev. 2018;39(8):430-432.
7. Campbell JI, Lam TMY, Huynh TL, et al. Microbiologic characterization and antimicrobial susceptibility of Clostridium tetani isolated from wounds of patients with clinically diagnosed tetanus. Am J Trop Med Hyg. 2009;80(5):827-831.