THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2023-2024

Nguyễn Thị Hương1,, Trần Nguyễn Ngọc2,3, Lê Thị Thùy Linh2,3
1 Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm ở học sinh trường THCS Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên năm học 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 học sinh đang theo học tại Trường THCS Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 9/2023 đến tháng 5/ 2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 13,3 tuổi, phân bố ở giới nữ (55,7%) nhiều hơn nam (44,3%), chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 76%), đa số đối tượng không theo tôn giáo (90%) và sống ở thành phố (97,6%), học lực giỏi và khá chiếm đa số, lần lượt là 61,8% và 36,4%, thời gian sử dụng thiết bị điện tử, chủ yếu sử dụng dưới 3 giờ/ngày chiếm 37,0%, có 69,1% học sinh có tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tỉ lệ rối loạn trầm cảm chẩn đoán theo ICD-10 là 6,3% tương ứng 31 học sinh. Trong số 31 học sinh được chẩn đoán có rối loạn trầm cảm, trong đó có giai đoạn trầm cảm nhẹ, chiếm 51,16%, giai đoạn trầm cảm vừa chiếm 22,6%, rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa chiếm 3,2%, rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài lần lượt chiếm tỷ lệ 9,7% và 12,9%. Học sinh được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu phân bố ở giới nữ với 27 trường hợp so với 4 trường hợp ở giới nam. Trong 492 học sinh, 3 triệu chứng chính của trầm cảm gồm khí sắc trầm (15,0%), mất quan tâm thích thú (2,8%), mệt mỏi, giảm năng lượng (5,7%). Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm có rối loạn giấc ngủ (29,1%), giảm tập trung chú ý (11,2%), rối loạn ăn uống (5,7%), nhìn tương lai ảm đạm và bi quan (5,5%), ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát (4,7%), giảm sút tính tự trọng và tự tin (3,5%), ý tưởng bị tội và không xứng đáng (1%). Trong số 23 trẻ có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, chủ yếu là hành vi tự cào cấu chiếm 60,9%, sau đó là các hành vi tự cắt, rạch bằng vật sắc nhọn (17,4%), tự cắn (13,0%), tự đánh (13,0%), không có hành vi tự đập đầu. Kết luận: Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở tuổi vị thành niên, phân bố chủ yếu ở trẻ gái, với triệu chứng chính chủ yếu là khí sắc trầm, triệu chứng phổ biến chủ yếu là rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý. Trẻ nếu có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, chủ yếu là hành vi tự cào cấu chiếm đa số.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Caring for Children and Adolescents with Mental Disorders : Setting WHO Directions. World Health Organization; 2003. Accessed July 5, 2024. https://iris.who.int/ handle/10665/42679
2. PGS. Trần Hữu Bình TSTNN. Các Rối Loạn Cảm Xúc. 2023
3. Viện Xã hội học, Đại học Queensland, Trường Y tế Công cộng Bloomberg Đại học Johns Hopkins. Điều tra sức khỏe Tâm thần Vị thành niên Việt Nam: Báo cáo kết quả chủ yếu. năm 2022.
4. Cao Vũ Hùng. Nghiên Cứu Rối Loạn Trầm Cảm ở Trẻ vị Thành Niên Điều Trị Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương. 2010
5. Morken IS, Viddal KR, von Soest T, Wichstrøm L. Explaining the Female Preponderance in Adolescent Depression—A Four-Wave Cohort Study. Res Child Adolesc Psychopathol. 2023;51(6):859-869. doi:10.1007/ s10802-023-01031-6
6. Nguyễn Thị Thùy Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hành vi tự hủy hoại và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên; năm 2022. Accessed July 5, 2024.