SO SÁNH TÁC DỤNG CẦM NÔN GIỮA ONDANSETRON VÀ DOMPERIDONE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY RUỘT CẤP Ở TRẺ EM CÓ NÔN

Nguyễn Văn Chiến1,, Nguyễn Ngọc Rạng2, Bùi Quang Nghĩa2, Trần Chí Công1, Trần Quốc Huy2
1 Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nôn là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của viêm dạ dày cấp tính (VDDRC) và có thể làm giảm hiệu quả của điều trị bù nước bằng đường uống. Dùng thuốc chống nôn có thể làm giảm nôn và hỗ trợ điều trị bù nước bằng đường uống. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tác dụng chống nôn của ondansetron (O) và domperidon (D) ở trẻ em dưới 6 tuổi mắc VDDRC có nôn. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng có đối chứng, một nhóm được cho uống xi-rô O liều duy nhất 0,15mg/kg, nhóm còn lại uống hỗn dịch D liều duy nhất 0,5 mg/kg. Kết quả: Sau 4 giờ can thiệp 81,8% trẻ uống O ngừng nôn so với 71,6% trẻ uống D (p<0,05). Sau 24 giờ tỷ lệ cầm nôn trong nhóm O và D lần lượt là 98,4% so với 88,3% (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỷ lệ truyền dịch 9 (6,6% sv. 15,1; p>0.05), lượng oresol uống được sau 24 giờ (500 [IQR 300-500] so với 500 [IQR 300-500] ml; p>0,05), thời gian tiêu chảy (70,4±23,1 và 69,7±24,5 giờ; p>0,05) và thời gian nằm viện (3,8±1,4 vs. 3,7±1,6; p>0,05). Kết luận: O có tác dụng cầm nôn tốt hơn D và có thể làm giảm tỷ lệ truyền dịch TM ở trẻ em mắc VDDRC có nôn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aisha FNU và các cộng sự (2022). “Comparison of the Effectiveness of Ondansetron and Domperidone in Cessation of Vomiting in Children Presenting With Acute Gastroenteritis: A Meta-Analysis”, Cureus, 14(8).
2. Iwashita Hanako và các cộng sự (2022). “Risk Factors Associated with Diarrheal Episodes in an Agricultural Community in Nam Dinh Province, Vietnam: A Prospective Cohort Study”, International journal of environmental research and public health, 19(4), tr.2456.
3. Kenneth T Kwon và các cộng sự (2002). “Antiemetic use in pediatric gastroenteritis: a national survey of emergency physicians, pediatricians, and pediatric emergency physicians”, Clinical pediatrics, 41(9), tr.641–652.
4. Marchetti Federico và các cộng sự (2016).” Oral Ondansetron versus Domperidone for Acute Gastroenteritis in Pediatric Emergency Departments: Multicenter Double Blind Randomized Controlled Trial”, PloS one, 11(11).
5. Niño-Serna, L. F và các cộng sự (2020). “Antiemetics in Children With Acute Gastroenteritis: A Meta-analysis”, Pediatrics, 145(4)
6. Ramsook Chris và các cộng sự (2002). “A randomized clinical trial comparing oral ondansetron with placebo in children with vomiting from acute gastroenteritis”, Annals of emergency medicine, 39(4), tr.397–403.
7. Rang Nguyen Ngoc và các cộng sự (2019). “Single-dose Intravenous Ondansetron in Children with Gastroenteritis: A Randomized Controlled Trial”, Indian pediatrics, 56(6), tr.468–471.
8. World Health Organization. The treatment of diarrhoea: A manual for physicians and other senior health workers, 4th ed. Geneva 2005.