NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Văn Tuấn Nguyễn 1,
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực trên 80 bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2021. Kết quả: 60,0% số bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh trước khi vào viện. 100% số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh ngay khi vào viện: 82,4% dùng phác đồ đơn độc và 17,6% được chỉ định phối hợp 2 loại kháng sinh ngay từ ban đầu. Phác đồ ban đầu: kháng sinh nhóm β-lactam được sử dụng nhiều nhất (63,7%): chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3 (40%) và β-lactam/ức chế β- lactamase (21,2%). Trong quá trình điều trị: có 32,8% phác đồ đơn độc ban đầu và 30,8% phác đồ phối hợp 2 kháng sinh ban đầu phải thay đổi phác đồ. Đa số bệnh nhân có thời gian sử dụng kháng sinh là 7-14 ngày (83,7%). Số ngày dùng kháng sinh trung bình là 9,48 ± 3,02 ngày. 35% phác đồ ban đầu và 69,2% phác đồ thay thế phù hợp với hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Kết luận: Qua nghiên cứu trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng cho thấy có một tỷ lệ cao bệnh nhân tự dùng kháng sinh trước khi nhập viện (60,0%). Thời gian dùng kháng sinh trung bình là 9,48 ± 3,02 ngày; 35,0% phác đồ ban đầu và 69,2% phác đồ thay thế phù hợp với hướng đẫn điều trị của Bộ Y tế. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn”, tr. 7–45.
2. Nguyễn Thị Hương (2013), “Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa Nội- Bệnh viện đa khoa Quảng Trị”, Đại học Dược Hà Nội.
3. Đỗ Trung Nghĩa (2017), “Phân tích tình hình sử dụng KS trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên”, Đại học Dược Hà Nội; 2017.
4. Aliberti S, Blasi F, Zanaboni AM, Peyrani P, Tarsia P, Gaito S, et al (2010), “Duration of antibiotic therapy in hospitalised patients with community-acquired pneumonia”, Eur Respir J. ; 36(1):128–34.
5. Costa MI, Cipriano A, Santos F V, Valdoleiros SR, Furtado I, Machado A, et al (2020), “Clinical profile and microbiological aetiology diagnosis in adult patients hospitalized with community-acquired pneumonia”, Pulmonology. 2020 Dec.
6. Mandell LA, Wunderink RG, Anzueto A, Bartlett JG, Campbell GD, Dean NC, et al (2007), “Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus Guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis”; 44(SUPPL. 2).
7. Rivero-Calle I, Pardo-Seco J, Aldaz P, Vargas DA, Mascarós E, Redondo E, et al (2016), “Incidence and risk factor prevalence of community-acquired pneumonia in adults in primary care in Spain (NEUMO-ES-RISK project)”, BMC Infect Dis [Internet];16(1):1–8.