ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH DƯỚI LƯỠI MẠT BỤI NHÀ

Trần Thị Thanh1, Nguyễn Quang Trung2,
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi mạt bụi nhà. Phương pháp: Tổng quan luận điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu trên Pubmed, Google Scholar để thực hiện tìm kiếm, sàng lọc các bài báo liên quan, phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng nhạy cảm với dị nguyên mạt bụi nhà. Kết quả: 18 bài báo khoa học được đưa vào nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 10 năm gần đây, trong đó có 11 nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng có đối chứng (RCT), 5 nghiên cứu tiến cứu, 2 nghiên cứu hồi cứu mô tả với tổng số 9319 bệnh nhân. Liệu pháp miễn dịch đường dưới lưỡi (SLIT) được sử dụng trong các nghiên cứu ở các đơn vị tính khác nhau: 10 nghiên cứu sử dụng dạng viên nén, 8 nghiên cứu sử dụng dạng giọt; thời gian điều trị từ 12 tháng đến 48 tháng, 13 nghiên cứu cho thấy cải thiện điểm triệu chứng(SS) với p<0,05; 5 nghiên cứu cải thiện điểm thuốc (MS) P<0,05; 6 nghiên cứu cải thiện điểm chất lượng cuộc sống (RQLQ) với p<0,05; 4 nghiên cứu cải thiện cải thiện các chỉ số miễn dịch, 15 nghiên cứu đánh giá về an toàn của SLIT. Kết luận: Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi mạt bụi nhà là phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh nhân; cải thiện chất lượng cuộc sống, chỉ số miễn dịch và an toàn cho cả người lớn và trẻ em mắc viêm mũi dị ứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mims JW. Epidemiology of allergic rhinitis. Int Forum Allergy Rhinol. 2014;4 Suppl 2:S18-20
2. Wise SK, Damask C, Roland LT, et al. International consensus statement on allergy and rhinology: Allergic rhinitis - 2023. Int Forum Allergy Rhinol. 2023;13(4):293-859.
3. Hoyte FCL, Nelson HS. Recent advances in allergic rhinitis. F1000Research. 2018;7:F1000 Faculty Rev-1333.
4. Canonica GW, Cox L, Pawankar R, Baena-Cagnani CE, et al. Sublingual immunotherapy: World Allergy Organization position paper 2013 update. World Allergy Organ J. 2014;7:6.
5. Spieksma FTM, Dieges PH. The history of the finding of the house dust mite. J Allergy Clin Immunol. 2004;113(3):573-576.
6. Camelo-Nunes IC, Solé D. Allergic rhinitis: indicators of quality of life. J Bras Pneumol Publicacao Of Soc Bras Pneumol E Tisilogia. 2010;36(1):124-133.
7. Roberts G, Pfaar O, Akdis CA, Ansotegui IJ, Durham SR. EAACI Guidelines on Allergen Immunotherapy: Allergic rhinoconjunctivitis. Allergy. 2018 Apr;73(4):765-798
8. Chen Y, Zhou L, Yang Y. Effect of sublingual immunotherapy on platelet activity in children with allergic rhinitis. Braz J Otorhinolaryngol. 2017 Mar-Apr;83(2):190-194.