ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG PHỨC HỢP DÂY CHẰNG CHÉO SAU VÀ GÓC SAU NGOÀI KHỚP GỐI

Trần Đức Tài1,, Lê Quang Trí2, Nguyễn Trần Diện3, Đặng Hoàng Anh4
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 7A
3 Bệnh viện Quân y 175
4 Bệnh viện Quân u 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị tổn thương phức hợp dây chằng chéo sau và góc sau ngoài khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 31 BN được chẩn đoán tổn thương phức hợp dây chằng chéo sau và góc sau ngoài khớp gối mạn tính độ III, trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2024. Đánh giá kết quả chức năng khớp gối bằng thang điểm Lysholm và IKDC-2000 khách quan. Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang loạt ca bệnh, không nhóm đối chứng. Kết quả: 24 nam 7 nữ, tuổi trung bình là 35,29 ± 10,44, Điểm Lysholm sau mổ là 92,35 ± 5,92 trong đó tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ 93,54% so với trước mổ là 58,16 ± 14,44 thì có sự cải thiện rõ rệt. Thang điểm khách quan IKDC sau mổ là có 9 BN độ A, 16 BN độ B và 6 BN độ C so với trước mổ 11 BN ở độ B và 20 BN độ D, kết quả có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Kết hợp tái tạo phức hợp dây chằng chéo sau và góc sau ngoài khớp gối một thì giúp phục hồi tốt chức năng khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DeLee J. C., Riley M. B., Rockwood C. A., Jr. (1983), Acute posterolateral rotatory instability of the knee, Am J Sports Med, 11(4), 199-207.
2. Lê Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo sau khớp gối qua nội soi bằng mảnh ghép gân đồng loại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
3. Petrillo S., et al. (2017), Management of combined injuries of the posterior cruciate ligament and posterolateral corner of the knee: a systematic review, Br Med Bull, 123(1), 47-57.
4. Tuấn Phùng Văn (2014), Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bằng gân cơ bán và gân cơ thon qua nội soi, Luận án tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y.
5. Đỗ Văn Minh (2018), Nghiên cứu ứng dụng tạo hình dây chằng chéo sau qua nội soi kỹ thuật tất cả bên trong, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
6. LaPrade R. F., et al. (2008), The reproducibility and repeatability of varus stress radiographs in the assessment of isolated fibular collateral ligament and grade-III posterolateral knee injuries. An in vitro biomechanical study, J Bone Joint Surg Am, 90(10), 2069-76.
7. Lee D. Y., et al. (2018), The role of isolated posterior cruciate ligament reconstruction in knees with combined posterior cruciate ligament and posterolateral complex injury, Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 26(9), 2669-2678.
8. Kim S. J., et al. (2013), Clinical outcomes for reconstruction of the posterolateral corner and posterior cruciate ligament in injuries with mild grade 2 or less posterior translation: comparison with isolated posterolateral corner reconstruction, Am J Sports Med, 41(7), 1613-20.