KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ NHU CẦU ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ MẶT TINH THẦN CỦA SINH VIÊN DƯỢC

Trương Uyển Thảo Uyên1, Quan Bảo Phương1, Phan Thúy Huyền1, Nguyễn Thị Mai Hoàng1, Nguyễn Quốc Hòa1,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sức khỏe tâm thần là vấn đề ngày càng được quan tâm với tỉ lệ hiện mắc gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt ở sinh viên khối ngành sức khỏe. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát các vấn đề tâm lý thường gặp và nhu cầu hỗ trợ về mặt tinh thần của sinh viên khoa Dược - Đại học Y Dược TP. HCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện thông qua khảo sát ẩn danh trực tuyến sử dụng bộ câu hỏi DASS-21 trên sinh viên khoa Dược, Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 10 đến tháng 11/2023. Kết quả: Trong 803 sinh viên đồng ý tham gia khảo sát, tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 49,2%; 58,5% và 52,4%. Khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần, sinh viên thường có xu hướng vui chơi giải trí (37,0%), tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình (30,0%) hoặc bạn bè (20,0%). Ngoài ra, có 95,1% sinh viên cho rằng việc xây dựng các chương trình hỗ trợ sức khoẻ tâm thần tại trường là cần thiết. Kết luận: Tỷ lệ cao sinh viên Dược có vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ tinh thần cho đối tượng này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Herrman H, Saxena S, Moodie R. Promoting mental health: concepts, emerging evidence, practice: a report of the World Health Organization, Department of Mental Health and Substance Abuse in collaboration with the Victorian Health Promotion Foundation and the University of Melbourne. World Health Organization; 2005.
2. Lipson SK, Zhou S, Abelson S, et al. Trends in college student mental health and help-seeking by race/ethnicity: Findings from the national healthy minds study, 2013-2021. J Affect Disord. Jun 1 2022;306:138-147. doi:10.1016/j.jad.2022.03.038
3. Rotenstein LS, Ramos MA, Torre M, et al. Prevalence of depression, depressive symptoms, and suicidal ideation among medical students: a systematic review and meta-analysis. Jama. 2016;316(21):2214-2236.
4. Gomez F. A guide to the depression, anxiety and stress scale (DASS 21). Accessed May 27, 2023, https://proceduresonline.com/trixcms2/media/11957/depression-anxiety-and-stress-scale-dass21.pdf
5. Mei L, Gao Y, Chen M, et al. Overlapping common genetic architecture between major depressive disorders and anxiety and stress-related disorders. Progress in Neuro-Psychopharmacology and Biological Psychiatry. 2022/03/08/ 2022;113:110450. doi:https://doi.org/10.1016/j.pnpbp.2021.110450
6. Pierceall EA, Keim MCJCCJoR, Practice. Stress and coping strategies among community college students. 2007;31(9):703-712.
7. Midtgaard M, Ekeberg Ø, Vaglum P, Tyssen R. Mental health treatment needs for medical students: a national longitudinal study. European psychiatry : the journal of the Association of European Psychiatrists. Oct 2008;23(7):505-11. doi:10.1016/j.eurpsy.2008.04.006
8. Jacob R, Li T-y, Martin Z, et al. Taking care of our future doctors: a service evaluation of a medical student mental health service. 2020; 20(1):1-11.