NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI Ở TRẺ EM THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ THALASSEMIA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu là vấn đề sức khoẻ phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu là do thiếu hụt sắt. Ở một số nước với tỷ lệ mắc thalassemia cao, nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu không chỉ do thiếu hụt sắt mà còn do thalassemia. Chỉ số huyết sắc tố hồng cầu lưới (CHr) và một số thông số hồng cầu mở rộng được xem như là một dấu hiệu đầu tiên tong việc chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ như là thiếu máu thiếu sắt hoặc thalassemia. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm huyết học và so sánh chỉ số huyết sắc tố hồng cầu lưới và một số thông số hồng cầu mở rộng ở trẻ em thiếu máu thiếu sắt và thalassemia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 trẻ em chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và bệnh viện Quốc tế Phương Châu. Kết quả: Tổng số 104 trẻ em tham gia nghiên cứu với tuổi trung vị là 3,0 tuổi. Nam chiếm 65,4% và nữ chiếm 34,6%. Chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ thiếu máu thiếu sắt và thalassemia đối với các thông số: CHr trong nhóm thiếu máu thiếu sắt là 23,4±3,7 pg và 25,0±2,4 pg trong nhóm thalassemia (p<0,001). %Micro ở nhóm thiếu máu thiếu sắt là 44,9 (25,9-67) cao hơn so với nhóm thalassemia 35 (16,2-52,4), với p<0,05. %Hypo ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và thalassemia lần lượt là 50,5 (19,6-78,8) và 10,5 (4,1-18,9), với p<0,001. MH trong nhóm thiếu máu thiếu sắt là 0,91 (0,79-1,72) và 3,19 (1,73-5,51) trong nhóm thalassemia, p<0,001. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt giữa nhóm thiếu máu thiếu sắt và thalassemia về các thông số CHr, %Micro, %Hypo và MH.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CHr, thiếu máu, thiếu sắt, thalassemia, trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Triệu Vân, Ngô Mạnh Quân, Ngô Huy Minh, Nguyễn Ngọc Dũng, Lê Xuân Hải, Dương Quốc Chính, Nguyễn Anh Trí, Bạch Quốc Khánh (2021). “Tổng quan thalassemia, thực trạng, nguy cơ và giải pháp kiểm soát bệnh thalassemia ở Việt Nam”. Tạp chí Y học Việt Nam, 502(Chuyên đề), tr.3-16.
3. Nguyễn Thị Mai Hương (2023). “Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em”. Tạp chí Nhi khoa, 16(5), tr91-98.
4. Trần Thị Ánh Loan, Trần Thành Vinh, Hồ Trọng Toàn, Phó Phước Sương, Nguyễn Ngọc Vân Anh và cộng sự (2019). “Nghiên cứu các thông số của hồng cầu và hồng cầu lưới trên bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và thalassemia”. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(6), tr.343-348.
5. Lê Thị Hoàng Mỹ, Võ Thành Trí, Trần Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Thị Kiều Trang (2024). “Đặc điểm kiểu gen và kiểu hình huyết học bệnh hemoglobin H không mất đoạn”. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 71, tr166-173.
6. Kadegasem P., Songdej D., Lertthammakiat S., Chuansumrit A., Paisooksantivatana K., Mahaklan L., Wongwerawattanakoon P., Tangbubpha N., Sirachainan N. (2019). “Reticulocyte hemoglobin equivalent in a thalassemia-prevalent area”. Pediatr Int, 61(3), pp.240-245. https://doi.org/10.1111/ped.13775.
7. Kılıç M., Özpınar A., Serteser M., Kilercik M., Serdar M. (2022). “The effect of reticulocyte hemoglobin content on the diagnosis of iron deficiency anemia: A meta-analysis study”. Journal of medical biochemistry, 41(1), pp.1-13. https://doi.org/10.5937/jomb0-31435.
8. Yeter D.K., Konca A. (2020). "Reticulocyte hemoglobin equivalent in differential diagnosis of iron deficiency, iron deficiency anemia and β thalassemia trait in children." Turkish Journal of Biochemistry, 46(1), pp. 45-51. https://doi.org/10.1515/tjb-2020-0277.