KẾT QUẢ GHÉP GAN TỪ NGƯỜI HIẾN CHẾT NÃO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Ninh Việt Khải1,, Dương Đức Hùng1, Nguyễn Quang Nghĩa1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của người nhận, kết quả ngắn hạn và dài hạn của ghép gan từ người cho chết não được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tất cả bệnh nhân ghép gan từ người cho chết não thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2022. Các dữ liệu sau được thu thập: Tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý, điểm số Child-Pugh và MELD, chỉ định, đặc điểm kỹ thuật, biến chứng sau mổ, tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, tỷ lệ sống sót chung (OS). Kết quả: 72 bệnh nhân được thu nhận. Tuổi trung bình là 51,3 ± 11,2, tỷ lệ nam/nữ 68/4 (94,4%/5,6%), nhiễm HBV 80,6%. Điểm MELD trung bình là 14,6 ± 9,3; tỷ lệ Child-Pugh A, B, C lần lượt là 50%, 19,4%, 30,6%. Ung thư biểu mô tế bào gan, xơ gan và suy gan cấp hoặc cấp trên nền bệnh gan mạn chiếm tỷ lệ tương ứng là 62,5%, 25% và 12,5% trong các chỉ định ghép gan. Tái tạo đường ra tĩnh mạch gan bao gồm kỹ thuật cổ điển 4,2%, kỹ thuật piggyback 95,8%. Biến chứng phẫu thuật sớm sau ghép gan gồm chảy máu 5,6%, rò mật 2,8%, huyết khối tĩnh mạch cửa 2,8%, huyết khối động mạch gan 1,4%, tắc ống mật chủ 2,8%. Biến chứng nội khoa bao gồm thải ghép cấp 4,2%, nhiễm CMV 0%. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là 4,2%. Thời gian sống toàn bộ sau ghép 1, 3 và 5 năm lần lượt là 84,7%%, 81,7% và 77,4%. Kết luận: Ghép gan người cho chết não là phương pháp điều trị bệnh gan giai đoạn cuối và ung thư biểu mô tế bào gan an toàn, hiệu quả và giúp kéo dài thời gian sống sau ghép

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Starzl, T.E., et al., Orthotopic homotransplantation of the human liver. Ann Surg, 1968. 168(3): p. 392-415.
2. A definition of irreversible coma. Report of the Ad Hoc Committee of the Harvard Medical School to Examine the Definition of Brain Death. JAMA, 1968. 205(6): p. 337-40.
3. Adam, R., et al., Evolution of indications and results of liver transplantation in Europe. A report from the European Liver Transplant Registry (ELTR). J Hepatol, 2012. 57(3): p. 675-88.
4. Kwak, B.J., et al., Clinical outcome of 1,000 consecutive cases of liver transplantation: a single center experience. Ann Surg Treat Res, 2018. 95(5): p. 267-277.
5. Bekker, J., S. Ploem, and K.P. de Jong, Early hepatic artery thrombosis after liver transplantation: a systematic review of the incidence, outcome and risk factors. Am J Transplant, 2009. 9(4): p. 746-57.
6. Yang, Y., et al., Risk factors associated with early and late HAT after adult liver transplantation. World J Gastroenterol, 2014. 20(30): p. 10545-52.