ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KIỂU GEN VI RÚT CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VI RÚT C MẠN TÍNH NĂM 2021-2024

Phạm Minh Trung1,, Trịnh Văn Sơn2, Đỗ Thị Lệ Quyên1, Nguyễn Hoàng Thành1, Nguyễn Thị Huyền2
1 Bệnh viện Quân Y 103
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen đối tượng người bệnh viêm gan vi rút C. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 40 đối tượng người bệnh viêm gan vi rút C mạn tính, đa trung tâm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 1/2021-3/2024. Kết quả: Tuổi trung bình người bệnh đạt 57,5 ± 13,3 tuổi, trong đó nam giới chiếm đa số (77,5%). 80% người đi khám vì mệt mỏi. Ung thư, tăng huyết áp là hai bệnh kèm theo thường gặp nhất (30% và 17,5%). Kết quả men gan ALT 162,0 IQR (81,0-852,0) U/l, AST 105,0 IQR (47,0-432,0) U/l, GGT 193,0 IQR (120,0-373,0) U/l. Chỉ số Billirubin TP 18,0 IQR (11,0-96,0) µmol/l, billirubin TT 6,0 IQR (4,0-63,0) µmol/l. Tải lượng vi rút viêm gan C 1.150.000 copies/ml, IQR (221.000-7.342.500) copies/ml. Đa số kiểu gen vi rút viêm gan C là kiểu gen 6 (47,1%), kiểu gen 1 (35,3%). Kết luận: Người bệnh chủ yếu là nam giới, trong đó đa số trong nhóm độ tuổi từ 46-75 tuổi. Các chỉ số enzym gan (AST, ALT, GGT) và chỉ số Billirubin TP/TT đều vượt quá ngưỡng bình thường. Kiểu gen Vi rút viêm gan C thường gặp là gen 1 và gen 6.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thế Anh và Trịnh Huy Phương (2024), "Một số đặc điểm nhiễm viêm gan vi rút B, C trên bệnh nhân cắt gan do HCC tại bệnh viện K", Tạp chí Y học Việt Nam. 534 (1), tr. 186-194.
2. Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Yến và Trần Thị Hằng (2023), "Khảo sát đặc điểm mẫu anti HCV có phản ứng tại phòng xét nghiệm yêu cầu - bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2022", Tạp chí Y học Việt Nam 529 (2), tr. 160-167.
3. Đình Văn Huy và Phạm Ngọc Thạch (2023), "Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Sofosbuvir/Velpatasviir/Ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn có xơ gan tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương 01/2020-06/2022", Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 01(41), tr. 21-30.
4. Nguyễn Xuân Lâm, Trịnh Văn Sơn, Tô Thị Như Huế (2022), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh lý gan mạn do vi rút viêm gan B được điều trị lọc thay thế huyết tương", Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. 17(7), tr. 37-45.
5. Trần Tú Oanh (2018), Đánh giá đáp ứng điều trị của thuốc Sofosbuvir kết hợp Ledipasvir trong điều trị viêm gan vi rút C mạn tính, Luận văn thạc sĩ, đại học Y Hà Nội.
6. S. H. Do, H. Yamada, M. Fujimotoet al (2015), "High prevalences of hepatitis B and C virus infections among adults living in Binh Thuan province, Vietnam", Hepatol Res. 45(3), tr. 259-68.
7. A. Petruzziello, S. Marigliano, G. Loquercioet al (2016), "Global epidemiology of hepatitis C virus infection: An up-date of the distribution and circulation of hepatitis C virus genotypes", World J Gastroenterol. 22(34), tr. 7824-40.
8. MD Sanjiv Chopra, MACP (2023), "Clinical manifestations and natural history of chronic hepatitis C virus infection".