KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C TRÊN NHÓM NGƯỜI BỆNH ĐỒNG NHIỄM HIV/HCV TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2022

Nguyễn Thị Lộc1,, Phạm Quang Lộc2, Phan Thị Thu Hương3
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bộ Y Tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đồng nhiễm HIV/HCV làm tăng nguy cơ phát triển xơ gan và tử vong của người bệnh. Điều trị viêm gan vi rút C (VGC) bằng thuốc tác động trực tiếp vào vi rút viêm gan C an toàn, hiệu quả, hầu như không có tương tác với ARV trên nhóm người bệnh này. Thành phố Hải Phòng hiện đứng thứ 7 trên toàn quốc về số người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 24,9% người nhiễm vi rút viêm gan C. Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị viêm gan vi rút C trên nhóm người bệnh đồng nhiễm HIV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2022. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 550 người bệnh điều trị viêm gan C đang điều trị HIV tại 8 Phòng khám ngoại trú ở thành phố Hải Phòng thông qua dữ liệu của phần mềm HMED VGC. Kết quả: Tỷ lệ SVR12 (đáp ứng vi rút bền vững sau kết thúc điều trị 12 tuần) đạt là 86,2 %, tỷ lệ không đạt SVR là 3,6 % và 10,2 % người không có kết quả SVR12. Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm tuổi 18-29, nữ giới, giai đoạn xơ gan F4, đang điều trị phác đồ HIV bậc 2 đạt 100%. Tỷ lệ điều trị thành công tương đương nhau ở nhóm không tiêm chích ma túy, xơ gan còn bù hay không xơ gan, giữa các giai đoạn xơ gan F0-F1-F2-F3. Kết quả không đạt SVR12 chủ yếu ở nhóm tuổi 40-49, là nam giới, có tiền sử tiêm chích ma túy và lao động tự do. Khuyến nghị: Cần chú trọng theo dõi kết quả điều trị cho nhóm người bệnh nam giới đồng nhiễm HIV/HCV ở nhóm 40-49 tuổi, có tiền sử tiêm chích ma túy và là lao động tự do. Cần tìm hiểu rõ hơn về các rào cản, nguyên nhân khiến cho các người bệnh không đến xét nghiệm kết quả SVR12 cuối kỳ hoặc bỏ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Quyết định 1207/QD -BYT Phê duyệt kế hoạch triển khai điều trị viêm gan vi rút C trên người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan vi rút C do Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ, giai đoạn 2021-2023, B.Y. tế, Editor. 2021: Hà Nội.
2. Durier, N., et al., Chronic hepatitis C infection and liver disease in HIV-coinfected patients in Asia. J Viral Hepat, 2017. 24(3): p. 187-196.
3. Backus, L.I., et al., A sustained virologic response reduces risk of all-cause mortality in patients with hepatitis C. Clin Gastroenterol Hepatol, 2011. 9(6): p. 509-516 e1.
4. Rapoud, D., et al., Towards HCV elimination among people who inject drugs in Hai Phong, Vietnam: study protocol for an effectiveness-implementation trial evaluating an integrated model of HCV care (DRIVE-C: DRug use & Infections in ViEtnam-hepatitis C). BMJ Open, 2020. 10(11): p. e039234.
5. Nguyễn Thanh Bình, et al., Tuân thủ điều trị viêm gan c và một số yếu tố liên quan trong chăm sóc lồng ghép dựa vào cộng đồng cho người tiêm chích ma tuý tại hải phòng, 10/2018 – 06/2020. Tạp chí y học dự phòng, 2023. 33(1): p. 206-213.
6. Hồ Thị Quỳnh Trang, et al., Kết quả điều trị viêm gan vi rút C bằng phác đồ SOFOSBUVIR và DACLATASVIR trên người bệnh đồng nhiễm HIV đang điều trị ARV tại tỉnh Thái Nguyên năm 2022. Tạo chí Y học dự phòng, 2022. 32(8): p. 172-181.
7. Phạm Bá Hiền, et al., Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm gan c mạn tính phác đồ sofosbuvir/daclatasvir ở người bệnh đồng nhiễm HCV/HIV. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2021. 33(1): p. 23-29.