ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN FIGO IB1-IIA1 TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn FIGO IB1-IIA1 tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 79 bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn FIGO IB1-IIA1 được phẫu thuật tại Trung tâm Ung bướu từ 01/11/2015 đến 30/12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 50 ± 10,4 tuổi. Tỷ lệ di căn hạch chậu sau phẫu thuật là 12,7%. Di căn hạch chậu liên quan có ý nghĩa thống kê với: kích thước u, mức độ DSI, tình trạng LVSI (p<0,0001). Biến chứng cấp tính sau phẫu thuật hay gặp nhất là bí tiểu (11,4%). Biến chứng muộn sau phẫu thuật hay gặp nhất là hẹp niệu quản (3,8%). Biến chứng muộn hay gặp nhất của nhóm người bệnh được xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật là viêm trực tràng chảy máu (35,7%). Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) trung bình 64,0 ± 3,7 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm và 5 năm lần lượt là 93,5% và 89,0%. Thời gian sống không bệnh (DFS) trung bình 59,4 ± 1,2 tháng. Tỷ kệ sống thêm không bệnh 3 năm và 5 năm lần lượt là 85,0% và 70,8%. Kết luận: Phẫu thuật triệt căn ung thư cổ tử cung là phương điều trị an toàn, hiệu quả, các biến chứng trong giới hạn cho phép và chủ yếu là biến chứng cấp tính, hồi phục tốt và tỉ lệ biến chứng mạn tính thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư cổ tử cung, phẫu thuật triệt căn, kết quả điều trị, Trung tâm Ung bướu, Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
2. Boria, F., et al., Radical hysterectomy in early cervical cancer in Europe: characteristics, outcomes and evaluation of ESGO quality indicators. Int J Gynecol Cancer, 2021. 31(9): p. 1212-1219.
3. Widschwendter, P., et al., Prognostic factors for and pattern of lymph-node involvement in patients with operable cervical cancer. Arch Gynecol Obstet, 2019. 300(6): p. 1709-1718.
4. Wojdat, R. and E. Malanowska, Retrospective Analysis of Cervical Cancer Treatment Outcomes: Ten Years of Experience with the Vaginal Assisted Radical Laparoscopic Hysterectomy VARLH. Biomed Res Int, 2022. 2022: p. 5163886.
5. Li, P., et al., Comparison of the Oncological Outcomes Between Robot-Assisted and Abdominal Radical Hysterectomy for Cervical Cancer Based on the New FIGO 2018 Staging System: A Multicentre Retrospective Study. Front Oncol, 2022. 12: p. 879569.
6. Alfonzo, E., et al., No survival difference between robotic and open radical hysterectomy for women with early-stage cervical cancer: results from a nationwide population-based cohort study. Eur J Cancer, 2019. 116: p. 169-177.
7. Leitao, M.M., Jr., et al., The MEMORY Study: MulticentEr study of Minimally invasive surgery versus Open Radical hYsterectomy in the management of early-stage cervical cancer: Survival outcomes. Gynecol Oncol, 2022. 166(3): p. 417-424.
8. Di Donato, V., et al., Ten-year outcomes following laparoscopic and open abdominal radical hysterectomy for "low-risk" early-stage cervical cancer: A propensity-score based analysis. Gynecol Oncol, 2023. 174: p. 49-54.