THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH LƠ – XÊ – MI CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm xuất hiện khá phổ biến và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng lên cả thể chất và tâm thần của người bệnh lơ - xê - mi cấp. Chất lượng cuộc sống của người bệnh và gánh nặng kinh tế liên quan với lơ-xê-mi cấp trở nên nặng nề hơn. Việc đánh giá thực trạng trầm cảm sẽ góp phần xây dựng bức tranh lâm sàng trầm cảm, từ đó có các chiến lược phòng và chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm người bệnh này. Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở ngườu bệnh lơ - xê - mi cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 người bệnh lơ - xê - mi cấp tại Trung tâm huyết học và Truyền máu - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, sử dụng thang đánh giá trầm cảm Beck để xác định trầm cảm. Kết quả: tỷ lệ trầm cảm là 50%, trong đó mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 23,2% 17,1% và 9,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có bệnh cơ thể khác kèm theo, phương pháp điều trị hóa chất và điểm thang PS ≥ 2 với trầm cảm. Kết luận: Cần có biện pháp sàng lọc trầm cảm để can thiệp sớm và phù hợp cho người bệnh lơ - xê - mi cấp có nguy cơ kích động cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, lơ - xê - mi cấp, yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
2. Malhi GS, Mann JJ. Depression. The Lancet. 2018; 392(10161): 2299-2312. doi:10.1016/ S0140-6736(18)31948-2
3. Salmon RM. The American Psychiatric Publishing Textbook of Psychosomatic Medicine. J Clin Psychiatry. 2007; 68(12):1990. doi:10.4088/ JCP.v68n1223a
4. Zhou F, Zhang W, Wei Y, et al. The changes of oxidative stress and human 8-hydroxyguanine glycosylase1 gene expression in depressive patients with acute leukemia. Leukemia Research. 2007; 31(3): 387-393. doi:10.1016/j.leukres. 2006.07.014
5. Dogu MH, Eren R, Yilmaz E, et al. Are We Aware of Anxiety and Depression in Patients with Newly Diagnosed Acute Leukemia? J Gen Pract. 2017;05(05). doi:10.4172/2329-9126.1000335
6. Suh KJ, Shin DY, Kim I, et al. Comparison of quality of life and health behaviors in survivors of acute leukemia and the general population. Ann Hematol. 2019;98(10): 2357-2366. doi:10.1007/ s00277-019-03760-5
7. Lennmyr EB, Karlsson K, Abrahamsson M, et al. Introducing patient-reported outcome in the acute leukemia quality registries in Sweden. European Journal of Haematology. 2020;104(6): 571-580. doi:10.1111/ejh.13399
8. Gheihman G, Zimmermann C, Deckert A, et al. Depression and hopelessness in patients with acute leukemia: the psychological impact of an acute and life-threatening disorder: Depression and hopelessness in patients with acute leukemia. Psycho-Oncology. 2016;25(8): 979-989. doi:10.1002/ pon.3940
9. Sørensen J, Klee M, Palshof T, Hansen H. Performance status assessment in cancer patients. An inter-observer variability study. Br J Cancer. 1993;67(4): 773-775. doi:10.1038/ bjc.1993.140