HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ TĨNH MẠCH – TĨNH MẠCH (VV ECMO) TRONG ĐIỀU TRỊ ARDS Ở PHỤ NỮ MANG THAI MẮC COVID-19 NGUY KỊCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phụ nữ mang thai bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do COVID-19 nguy kịch có nguy cơ tử vong cao nếu không đáp ứng với điều trị hồi sức thường quy. Biện pháp hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (VV ECMO) là biện pháp điều trị cứu cánh cho các trường hợp này. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có báo cáo về hiệu quả điều trị của phương pháp VV ECMO ở phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nguy kịch. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp VV ECMO trong điều trị ARDS ở phụ nữ mang thai do COVID-19 nguy kịch không đáp ứng với điều trị thường quy. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên phụ nữ mang thai bị ARDS do mắc COVID-19 nguy kịch không đáp ứng với điều trị thường quy. Kết quả: Có 17 phụ nữ mang thai có ARDS do COVID-19 nguy kịch được điều trị VV ECMO do không đáp ứng với điều trị thường quy được chọn vào nghiên cứu. Đa số thai phụ từ 30 tuổi trở lên và thai nhi từ 28 tuần trở lên. Thời gian trung vị từ khi mắc COVID-19 và thở máy đến khi chạy VV ECMO lần lượt là 9,8 ngày (2 – 22) và 0,9 ngày (0,08 – 10). Tại thời điểm chạy VV ECMO, các thai phụ có điểm SOFA từ 4 – 11 điểm và Murray từ 3,0 – 3,8 điểm. Thời gian chạy VV ECMO trung vị là 20,2 ngày (1 – 57 ngày). Tỷ lệ tử vong là 17,6% đối với thai phụ và 11,2% đối với thai nhi. Biến chứng thường gặp liên quan đến ECMO là chảy máu (12/17). Kết luận: Phương pháp VV ECMO có hiệu quả cao trong điều trị phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nguy kịch có suy hô hấp cấp tiến triển không đáp ứng với điều trị thường quy.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, V-V ECMO, ARDS, phụ nữ mang thai.
Tài liệu tham khảo
2. The Vietnam Ministry of Health. Covid-19 Information. 2024 25 July 2024 [cited 2024 25 Jul ]; Available from: https://covid19.gov.vn.
3. Ellington, S., et al., Characteristics of Women of Reproductive Age with Laboratory-Confirmed SARS-CoV-2 Infection by Pregnancy Status - United States, January 22-June 7, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 2020. 69(25): p. 769-775.
4. Allotey, J., et al., Clinical manifestations, risk factors, and maternal and perinatal outcomes of coronavirus disease 2019 in pregnancy: living systematic review and meta-analysis. BMJ, 2020. 370: p. m3320.
5. O'Neil, E.R., et al., Pregnant and Peripartum Women with COVID-19 Have High Survival with Extracorporeal Membrane Oxygenation: An Extracorporeal Life Support Organization Registry Analysis. Am J Respir Crit Care Med, 2022. 205(2): p. 248-250.
6. Sharma, N.S., K.M. Wille, S.C. Bellot, and E. Diaz-Guzman, Modern use of extracorporeal life support in pregnancy and postpartum. ASAIO J, 2015. 61(1): p. 110-4.
7. Piwowarczyk, P., et al., Challenges and pitfalls of extracorporeal membrane oxygenation in critically-ill pregnant and peripartum women with COVID-19: a retrospective case series. Int J Obstet Anesth, 2023. 53: p. 103625.
8. Holland, C., C. Hammond, and M.M. Richmond, COVID-19 and Pregnancy: Risks and Outcomes. Nurs Womens Health, 2023. 27(1): p. 31-41.
9. El Banayosy, A.M., et al., Extracorporeal life support in pregnant and postpartum women with COVID-19-related acute respiratory distress syndrome. Int J Artif Organs, 2023.46(5): p.289-294.